Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý 12 thời gian: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý 12 thời gian: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý 12 thời gian: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
MÔN: VẬT LÝ 12
Thời gian: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm)
Mã đề 135
Câu 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân trên màn là 1,2mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 2 mm và 4,5 mm, quan sát được
A. 2 vân sáng và 2 vân tối.	B. 2 vân sáng và 3 vân tối.
C. 3 vân sáng và 2 vân tối.	D. 2 vân sáng và 1 vân tối.
Câu 2: Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là
A. màn hình máy vô tuyến. B. lò vi sóng. C. lò sưởi điện.	D. hồ quang điện.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.	
B. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.
C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện.	D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.
Câu 4: Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1=0,4µm và λ2=0,6µm vào hai khe của thí nghiệm Iâng. Biết khoảng cách giữa hai khe a=1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn D=2m, bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn L=20mm. Số vân sáng quan sát được trong vùng giao thoa là A. 33	B. 84	 C. 42	 D. 66
Câu 5: Trong lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện nguyên tử hệ số nhân nơtrôn k phải thỏa mãn điều kiện nào? A. k £ 1	B. k = 1	C. k > 1	D. k < 1
Câu 6: Chọn câu sai khi nói về tia anpha:
A. Có vận tốc xấp xỉ bằng vận tốc ánh sáng	B. Có tính đâm xuyên yếu
C. Mang điện tích dương +2e	D. Có khả năng ion hóa chất khí rất mạnh.
Câu 7: Cho phản ứng phân hạch của Urani: . Biết khối lượng hạt nhân: mU = 234,99 u; mMo = 94,88 u; mLa = 138,87 u; mn = 1,0087 u. Cho năng suất toả nhiệt của xăng là 46.106 J/kg. Khối lượng xăng cần dùng để có thể toả năng lượng tương đương với 1 gam U phân hạch? (bỏ qua khối lượng electron)
 A. 1616 kg	B. 1717 kg	C. 1818 kg	D. 1919 kg
Câu 8: Cho phản ứng hạt nhân , khối lượng của các hạt nhân là mỏ = 4,0015u, mAl = 26,97435u, mP = 29,97005u, mn = 1,008670u, 1u = 931Mev/c2. Năng lượng mà phản ứng này toả ra hoặc thu vào là bao nhiêu?
A. Toả ra 4,275152MeV.	B. Thu vào 2,67197.10-13J.
C. Thu vào 2,67197MeV.	D. Toả ra 4,275152.10-13J.
Câu 9: Cho thí nghiệm Y-âng, người ta dùng đồng thời ánh sáng màu đỏ có bước sóng 0,72 μm và ánh sáng màu lục có bước sóng từ 500 nm đến 575 nm. Giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu vân trung tâm, người ta đếm được 4 vân sáng màu đỏ. Giữa hai vân sáng cùng màu vân trung tâm đếm được 12 vân sáng màu đỏ thì có tổng số vân sáng bằng bao nhiêu?
A. 21	B. 35	C. 27	D. 32
Câu 10: Giới hạn quang điện của kim loại là
A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
C. công nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
D. công lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Câu 11: Hạt nhân phóng xạ theo phương trình phản ứng X1 → X2 + X3. Gọi m1, m2, m3; ∆m1, ∆m2, ∆m3 lần lượt là khối lượng nghỉ và độ hụt khối của các hạt nhân tương ứng trong phản ứng, các giá trị này đều khác không. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Phóng xạ trên là phóng xạ α	B. Phóng xạ trên là phóng xạ β
C. m1 - m2 - m3 = ∆m3 + ∆m2 - ∆m1	D. ∆m3 + ∆m2 - ∆m1 > 0
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng?
A. Quang dẫn là hiện tượng dẫn điện của chất bán dẫn lúc được chiếu sáng.
B. Quang dẫn là hiện tượng kim loại phát xạ êlectron lúc được chiếu sáng.
C. Quang dẫn là hiện tượng điện trở của một chất giảm rất nhiều khi hạ nhiệt độ xuống rất thấp.
D. Quang dẫn là hiện tượng bứt quang êlectron ra khỏi bề mặt chất bán dẫn.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng thích hợp.	
B. Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi nó bị nung nóng.	
C. Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi đặt tấm kim loại vào trong một điện trường mạnh.	
D. Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi nhúng tấm kim loại vào trong một dung dịch.
Câu 14: Công thoát của êlectron ra khỏi natri là 2,5 eV. Giới hạn quang điện của natri là:
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 15: Chọn câu sai về các tia phóng xạ
A. Khi vào từ trường thì tia b+ và tia b- lệch về hai phía khác nhau .
B. Khi vào từ trường thì tia b- và tia a lệch về hai phía khác nhau .
C. Khi vào từ trường thì tia b+ và tia a lệch về hai phía khác nhau .
D. Tia phóng xạ qua từ trường không lệch là tia g .
Câu 16: Một phôtôn có năng lượng trong chân không là e, truyền trong một môi trường với bước sóng λ’. Với h là hằng số Plank, c là vận tốc ánh sáng truyền trong chân không. Chiết suất tuyệt đối của môi trường đó là n bằng
A. 	B. 1	C. 	D. 
Câu 17: Một chất phóng xạ X có chu kỳ bán rã là T. Sau khoảng thời gian t kể từ thời điểm ban đầu thì tỉ số số hạt X chưa bị phân rã và số hạt X đã bị phân rã là 1:15. Gọi n1 và n2 lần lượt là số hạt nhân X bị phân rã sau hai khoảng thời gian 0,5t liếp tiếp( kể từ thời điểm ban đầu). Tỉ số
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 18: Tính năng lượng toả ra trong phản ứng hạt nhân + + n, biết năng lượng liên kết của các hạt nhân , tương ứng bằng 2,18MeV và 7,62MeV.
A. 0,25MeV.	B. 1,55MeV.	C. 0,32MeV.	D. 3,26MeV.
Câu 19: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6μm. Khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn quan sát, hai vân sáng bậc 4 nằm ở hai điểm M và N. Dịch màn quan sát một đoạn 50cm theo hướng ra xa 2 khe Young thì số vân sáng trên đoạn MN giảm so với lúc đầu là A. 4 vân.	B. 7 vân.	C. 6 vân.	D. 2 vân.
Câu 20: Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
C. Tần số ánh sáng đỏ lớn hơn tần số ánh sáng tím. D. Tần số ánh sáng đỏ nhỏ hơn tần số ánh sáng tím.
Câu 21: Chọn câu đúng.
A. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
D. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ dùng lăng kính?
A. Máy quang phổ dùng lăng kính có 3 phần chính: ống chuẩn trực, bộ phận tán sắc và buồng ảnh.
B. Máy quang phổ dùng lăng kính có bộ phận chính là buồng ảnh.
C. Máy quang phổ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau.
D. Máy quang phổ dùng lăng kính hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Câu 23: Trong hạt nhân C có
A. 6 prôtôn và 8 electron.	B. 8 prôtôn và 6 nơtron.
C. 6 prôtôn và 14 nơtron.	D. 6 prôtôn và 8 nơtron.
Câu 24: Công thoát đối với Cêsi là A = 1eV. Cho khối lượng electron là m = 9,1.10-31kg, điện tích electron e = 1,6.10-19C; hằng số plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc của ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện khi chiếu vào cêsi ánh sáng có bước sóng 0,5mm là A. 4.106m/s.	B. 5.105m/s.	C. 7,3.105m/s.	D. 6,25.105m/s.
Câu 25: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng λd = 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λl (có giá trị trong khoảng từ 500 nm đến 575 nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λl là
A. 540 nm.	B. 500 nm.	C. 560 nm.	D. 520 nm.
Câu 26: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 mm. Vùng giao thoa trên màn rộng 26 mm. Số vân sáng là A. 17.	B. 15.	C. 13. D. 11.
Câu 27: Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của êlectron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Tỉ số giữa tốc độ của êlectron trên quỹ đạo K và tốc độ của êlectron trên quỹ đạo M bằng A. 3.	B. 4.	 C. 2.	D. 9.
Câu 28: Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; Ar ; Li lần lượt là: 1,0073u; 1,0087u; 39,9525u; 6,0145 u và 1u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Li thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Ar
A. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.	B. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.
C. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV.	D. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV.
Câu 29: Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,78μm. Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 4,5.1014 Hz ; f2 = 5,0.1013Hz ; f3 = 6,5.1013Hz và f4 = 6,0.1014 Hz. Hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với các chùm bức xạ có tần số
A. f1 và f2.	B. f1 và f4.	C. f2 và f3.	D. f3 và f4.
Câu 30: Chiếu bức xạ có tần số f vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện.( Giả sử một êlectron hấp thụ phôtôn sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng K của nó.) .
Nếu tần số của bức xạ chiếu tới là 4f thì động năng của êlectron quang điện đó là
A. 4K + A.	B. 2K	C. 4K	D. 4K + 3A.
Câu 31: Hạt nhân X phóng xạ và biến thành một hạt nhân Y bền. Coi khối lượng của hạt nhân X, Y bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u. Biết chất phóng xạ X có chu kì bán rã là T. Ban đầu có một khối lượng chất X, sau 2 chu kì bán rã thì tỉ số giữa khối lượng của chất Y và khối lượng của chất X là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 32: Gọi f là tần số ánh sáng kích thích chiếu tới chất phát quang, f ’ là tần số ánh sáng do chất phát quang phát ra sau khi bị kích thích. Kết luận nào sau đây là đúng
A. f ’ = f	B. f ’ > f	C. f ’ < f	D. f ’ = 2f
Câu 33: Một nguyên tử U235 phân hạch toả ra 200 MeV. Nếu 2g chất đó bị phân hạch thì năng lượng toả ra: A. 9,6.1010J.	B. 16,4.1010J. 	C. 14,7.1010J.	 D. 8,2.1010J.
Câu 34: Để so sánh độ bền vững của các hạt nhân người ta dùng đại lượng:
A. Năng lượng liên kết tính trên một nuclôn B. Năng lượng liên kết tính cho một hạt nhân
C. Năng lượng liên kết giữa hai nuclôn D. Năng lượng liên kết giữa hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử.
Câu 35: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. bứt êlectrôn ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng.
B. giải phóng êlectrôn liên kết trong chất bán dẫn khi chiếu ánh sáng thích hợp vào chất bán dẫn đó.
C. giải phóng êlectrôn khỏi một chất bằng cách bắn phá iôn vào chất đó.
D. giải phóng êlectrôn ra khỏi kim loại bằng cách đốt nóng.
Câu 36: Chu kì bán rã của chất phóng xạ Sr là 20 năm. Sau 80 năm có bao nhiêu phần trăm chất phóng xạ đó phân rã thành chất khác ? A. 12,5%.	B. 87,5%.	C. 6,25%.	D. 93,75%.
Câu 37: Hạt nhân Poloni () là chất phóng xạ phát ra tia α và biến đổi thành hạt nhân chì. Tại thời điểm t, tỉ lệ giữa số hạt nhân chì và số hạt có trong mẫu là 3:1. Tỉ lệ giữa khối lượng của hạt nhân chì và khối lượng của hạt nhân mPb: mPo có trong mẫu tại thời điểm 2t là
A. 	B. .	C. 	D. 
Câu 38: Pin quang điện là nguồn điện trong đó
A. hóa năng được biến đổi thành điện năng.	B. quang năng được biến đổi thành điện năng.
C. cơ năng được biến đổi thành điện năng.	D. nhiệt năng được biến đổi thành điện năng.
Câu 39: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
B. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
C. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
D. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
Câu 40: Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng có bước sóng 768 nm là
A. 1,62 eV.	B. 16,2 eV.	C. .	D. 2,6 eV.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
A
B
C
D

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hk2lop_12hay_nen_tham_khao.doc