Đề kiểm tra học kỳ II - Môn vật lí 9 (thời gian làm bài 45 phút)

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1682Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II - Môn vật lí 9 (thời gian làm bài 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II - Môn vật lí 9 (thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - MÔN VẬT LÍ 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
I. MA TRẬN 	
1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Số tiết thực
Trọng số 
LT
VD
LT
VD
Chương II: Điện từ học (20%)
7
5
3,5
3,5
10,9
10,9
Chương III: Quang học (65%)
20
16
11,2
8,8
35
27,5
Chương IV: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (15%)
5
4
2,8
2,2
8,8
6,9
Tổng
32
25
17.5
14.5
54.7
45.3
2. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu 
Điểm số
Cấp độ 1,2
(Lí thuyết)
Chương II: Điện từ học
10,9
0.5
1,0
Chương III: Quanh học
35
1.5
3,0
Chương IV: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
8,8
0.5
1,0
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
Chương II: Điện từ học
10,9
0.5
1,0
Chương III: Quanh học
27,5
1.5
3,0
Chương IV: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
6,9
0.5
1,0
Tổng
100
5
10
Trường THCS Xuân Phú
 Thứ......ngày.......tháng .......năm 2016
 BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II 
Môn: Vật lí 9
Thời gian: 45 phút
Họ và tên học sinh:.............................................................................Lớp 9.......
Đề A
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm) Mắc vôn kế vào hai đầu cuộn thứ cấp của máy biến thế thì thấy vôn kế chỉ 9V. Biết hiệu điện thế của hai đầu cuộ sơ cấp là 360V. Hỏi:
 a) Biến thế trên là biến thế tăng hay giảm thế?
 b) Biết cuộn thứ cấp có 42 vòng. Tính số vòng dây ở cuộn sơ cấp? 
Câu 2: (2 điểm) Trình bày những biểu hiện về các tật của mắt và cách khắc phục các tật của mắt như thế nào?
Câu 3: (1 điểm) Tại sao, khi nhìn vật dưới ánh sáng lục thì vật màu trắng có màu lục, vật màu lục vẫn có màu lục, còn vật màu đỏ thì thấy có màu đen? 
Câu 4: (3 điểm) Đặt vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm và cách thấu kính 30 cm. 
 a) Hãy vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ. 
 b) Ảnh tạo bởi thấu kính là ảnh gì? 
 c) Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh. Biết vật AB cao 3 cm.
Câu 5: (2 điểm) 
 a) Nêu những dụng cụ hay thiết bị trong đó điện năng đã được biến đổi thành cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng.
 b) Một nhà máy nhiệt điện mỗi giờ tiêu tốn trung bình 10 tấn than đá. Biết năng lượng do 1kg than bị đốt cháy là 2,93.107J, hiệu suất của nhà máy là 25%. 
Hãy tính phần năng lượng chuyển hoá thành điện năng.
BÀI LÀM
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN VẬT LÍ 9 
Đề A
Câu hỏi
Nội dung đáp án
điểm
Câu1
(2điểm)
a) Ta có U2 = 9V; U1 = 360V U1 >U2 
 Máy này là máy hạ thế 
b)
Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp:
 (vòng)
1 đ
1 đ
Câu2
(2điểm)
 Mắt cận:
 + Những biểu hiện của tật cận thị
 - Mắt cận chỉ nhìn rõ các vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa mắt
 - Điểm cực viễn ở gần hơn so với mắt bình thường.
 + Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận, một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt.
 Mắt lão 
 + Những biểu hiện của mắt lão
 - Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. 
 - Điểm cực cận của mắt lão ở xa mắt hơn bình thường.
 + Cách khắc phục tật mắt lão là đeo kính lão là một thấu kính hội tụ thích hợp, để nhìn rõ các vật ở gần như bình thường.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu3
(1điểm)
 Vì dưới ánh sáng lục:
 + Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu lục nên vật có màu lục.
 + Vật màu lục tán xạ tốt ánh sáng màu lục nên vật vẫn có màu lục.
 + Vật màu đỏ không tán xạ ánh sáng màu lục nên nhìn thấy vật có màu đen.
0,5 đ
0,25đ
0,25đ
Câu4
(3điểm)
A,
O
A
 B	 I
F
a) B’ 
b) Ảnh là ảnh thật, ngược chiều so với vật
0.75đ
0.5 đ
c) Ta có ∆ABO đồng dạng với ∆A’B’O (g.g)
∙
Ta có ∆OIF’ đồng dạng với ∆A’B’F’ (g.g)	
Từ (1) và (2) suy ra 
Từ (1) suy ra: A’B’ = = = 3 (cm)
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.25đ
Câu5
(2điểm)
- Điện năng đã được biến đổi thành cơ năng: Quạt điện, máy khoan, máy bơm nước...
- Điện năng đã được biến đổi thành nhiệt năng: Nồi cơm điện, bàn là, mỏ hàn điện.....
 - Điện năng đã được biến đổi thành quang năng: Bóng đèn điện, bút thử điện....... 
 - Điện năng đã được biến đổi thành hóa năng: Ac quy khi nạp điện, mạ điện cho kim loại........
b) Năng lượng do 1 tấn than bị đốt cháy là: 
	Atp = Q = mq = 104. 2,93.107 = 2,93.1011J
	Phần năng lượng chuyển hoá thành điện năng:
	 J
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5 đ
0.5 đ
Trường THCS Xuân Phú
 Thứ......ngày.......tháng .......năm 2016
 BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II 
Môn: Vật lí 9
Thời gian: 45 phút
Họ và tên học sinh:.............................................................................Lớp 9.......
Đề B
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm)
 Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Phân biệt hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng.
Câu 2: (2 điểm)
 a/ Điểm cực viễn, điểm cực cận của mắt là gì? 
 b/ Bạn An chỉ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt 50cm. Hỏi mắt bạn An bị tật gì? Vì sao? Khắc phụ như thế nào?
Câu 3: (1 điểm)
 . Dưới ánh sáng trắng vật màu đỏ có màu gì, vật màu xanh có màu gì? Tại sao?
Câu 4: (2 điểm)
 Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6V và 3V. Cuộn sơ cấp có 4000 vòng. Tính số vòng dây của các cuộn thứ cấp tương ứng.
Câu 5: (3 điểm)
 Vật kính của một máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm. Máy ảnh được hướng để chụp ảnh một vật cao 40cm, đặt cách máy 1,2m.
 a. Hãy dựng ảnh của vật trên phim.
 b. Dựa vào hình vẽ để tính độ cao của ảnh trên phim.
BÀI LÀM
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN VẬT LÍ 9 
Đề B
Câu hỏi
Nội dung đáp án
điểm
Câu 1
(2điểm)
* - Hiện tượng chiếu tia sáng từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
* Phân biệt hiện tượng khúc xạ và phản xạ:
Hiện tượng phản xạ ánh sáng
- Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
- Góc khúc xạ không bằng góc tới.
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2
(2điểm)
a/ 
 - Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn. 
 - Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận.
b/ Bạn An bị tật cận thị vì không nhìn rõ những vật ở xa (chỉ nhìn rõ những vật ở gần). 
- Khắc phục: Đeo kính cận là thấu kính phân kì có tiêu cự f = OCV = 50cm
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3
(1điểm)
Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ vì vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ trong chùm sáng trắng.
Dưới ánh sáng đỏ, vật màu xanh có màu đen, vì vật màu xanh không tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ.
1 đ
Câu 4
(2điểm)
Tóm tắt (0,5đ) 
U1 = 220V 
U2 = 6V 
U3 = 3V 
n1 = 4000vòng 
n2 = ?
n3 = ?
Giải:
- Khi hạ từ 220V xuống còn 6V 
- Khi hạ từ 220V xuống còn 3V
0.5đ
0.75 đ
0.75 đ
Câu5
(3điểm)
Tóm tắt (0,25đ) 	 
OF = OF’= 8cm	 
AB = 40cm
OA = 1,2m = 120cm
a. Dựng ảnh?
b. A’B’=? 
Giải:
a. Dựng ảnh: 
A 
 B
O
I
F
A’
B’
b. Ta có ∆ABO DA’B’O
Suy ra hay OA’= OA	(1) 
 Mặt khác DOIF ∆A’B’F, AB = OI 
	Suy ra 
 hay OA’ = OF (2)	
Từ (1) và (2) ta suy ra:
OA hay 	
Thay số, ta được: hay 
Þ A’B’=
Vậy ảnh cao 2,86cm.	
0.25đ
1 đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_II_vat_li_9.doc