Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh, khối 6

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1315Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh, khối 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh, khối 6
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: SINH; KHỐI 6. NĂM HỌC: 2015 – 2016
CHỦ ĐỀ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương VII: Quả và hạt
 6 tiết
-Phân biệt các loại quả.
-Đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt.
-Trình bày các bộ phận của hạt.
Số câu: 3
25%= 2.5 điểm
(25%x 10 điểm = 2.5 điểm)
Số câu: 3
100% = 2.5 điểm
(100% x 2.5 điểm = 2.5 điểm)
Điểm tròn 2.5 điểm
Chương VIII: Các nhóm thực vật
 8 tiết
-Đặc điểm của lá giúp nhận biết nhóm Quyết và Dương xỉ. 
 -Đặc điểm cơ quan sinh sản của cây thông.
-Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt hạt trần và hạt kín là hạt.
-Quá trình sinh sản của Dương xỉ.
-So sánh lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm.
-Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế nhận biết một số cây một và hai lá mầm.
Số câu: 7
35% = 3.5 điểm
(35%x 10 điểm = 3.5 điểm)
Số câu: 3
15% = 0.5 điểm
(15% x 3.5 điểm = 0.52 điểm)
Điểm tròn 0.5 điểm
Số câu: 2
35% = 1.25 điểm
(35% x 3.5 điểm = 1.22 điểm)
Điểm tròn 1.25 điểm
Số câu: 2
50% = 1.75 điểm
(50% x 3.5 điểm = 1.75 điểm)
Điểm tròn 1.75 điểm
Chương IX: Vai trò của thực vật
 5 tiết
-Những loài thực vật có hại cho sức khoẻ con người.
-Những loài sinh vật nào sử dụng thực vật làm thức ăn.
 Thực vật có vai trò điều hoà khí hậu, giữ đất, chống xói mòn, thức ăn cho động vật và con người.
-Vận dụng vào thực tế giải thích sự cân bằng hàm lượng khí oxi và cacbonic trong không khí.
-Liên hệ các vai trò của thực vật trong thực tế.
Số câu: 6
25%= 2.5 điểm
(25%x 10 điểm = 2.5 điểm)
Số câu: 2
20% = 0.5 điểm
(20% x 2.5 điểm = 0.5 điểm)
Điểm tròn 0.5 điểm
Số câu: 2
20% = 0.5 điểm
(20% x 2.5 điểm = 0.5 điểm)
Điểm tròn 0.5 điểm
Số câu: 2
60% = 1.5 điểm
(60% x 2.5 điểm = 1.5 điểm)
Điểm tròn 1.5 điểm
Chương X: Vi khuẩn-Nấm - Địa y
 3 tiết
-Kích thước của vi khuẩn, virut rất nhỏ bé
-Hình thức dinh dưỡng vi khuẩn chủ yếu là dị dưỡng.
- Phân bố và số lượng của vi khuẩn.
-Những loài nấm dùng để làm thuốc chữa bệnh.
-Hình thức dinh dưỡng trên cơ thể của sinh vật khác được gọi là ký sinh.
 Mốc trắng thường xuất hiện khi cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm ít nước.
Số câu: 6
15%= 1.5 điểm
(15%x 10 điểm = 1.5 điểm)
 Số câu: 5
85% = 1.25 điểm
(85% x 1.5 điểm = 1.27 điểm)
Điểm tròn 1.25 điểm
 Số câu: 1
15% = 0.25 điểm
(15% x 1.5 điểm = 0.22 điểm)
Điểm tròn 0.25 điểm
Tổng sô câu: 22 câu
Tổng số điểm:
100%= 10 điểm
Số câu: 13 câu
Số điểm:
47.5% x 10 = 4.75 điểm
Số câu: : 5 câu
Số điểm:
20.0% x 10 = 2.0 điểm
Số câu: 4 câu
Số điểm:
32.5% x 10 = 3.25 điểm
 TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NH 2015 – 2016
MÔN: SINH, KHỐI 6
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
I/. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1.Dựa vào đặc điểm của vỏ quả. Quả được phân chia thành mấy nhóm?
	A. Hai nhóm: quả khô và quả mọng	B. Hai nhóm: quả khô và quả hạch
	C. Hai nhóm: quả mọng và quả hạch	D. Hai nhóm: quả khô và quả thịt	
Câu 2.Những cây phát tán nhờ gió có đặc điểm:
	A. Quả có gai móc.	B. Có hương thơm hấp dẫn côn trùng.
	C. Quả nhẹ hoặc có cánh.	D. Quả khô nẻ để có thể văng được đi xa.
Câu 3.Cây thuộc nhóm quyết - dương xỉ có đặc điểm:
	A. Rễ là rễ cọc.	B. Lá non cuộn tròn
	C. Gân lá hình mạng	D. Thân cỏ hoặc thân leo.
Câu 4.Cơ quan sinh sản của cây thông được gọi là:
	A. Nón đực và cái	B. Bào tử	
	C. Hoa, quả và hạt	D. Rễ, thân, lá
Câu 5.Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cây hạt trần với hạt kín là:
	A. Rễ cọc hay rễ chùm.	B. Gân lá hình mạng hay song song
	C. Phôi có một lá mầm hay hai lá mầm.	D. Đặc điểm của hạt.
Câu 6.Trong những cây sau đây cây nào là cây một lá mầm?
	A. Mít, xoài	B. Đậu xanh, cây me.	C. Cau, dừa	D. Ổi, mận
Câu 7.Điểm khác nhau chủ yếu giữa cây một lá mầm và cây hai lá mầm:
	A. Đặc điểm của rễ	B. Số lá mầm của phôi
	C. Cấu tạo của hoa	D. Kiểu gân lá.
Câu 8.Những cây nào gây hại đến sức khoẻ con người?
	A. Cần sa, thuốc phiện	B. Cà chua	C. Hoa lan	D. Nho
Câu 9.Những loài nào sử dụng thực vật làm thức ăn?
	A. Sư tử, hổ	B. Diều hâu, đại bàng.	C. Rắn, cáo.	D. Hươu, nai	 
Câu 10.Rừng được mệnh danh là lá phổi xanh của con người vì:
	A. Là thức ăn cho người và động vật 	B. Bảo vệ đất và nguồn nước.
	C. Có khả năng lọc khí và chất độc hại	D. Giữ cân bằng hệ sinh thái.
Câu 11.Ở những vùng ven biển, người ta trồng rừng chủ yếu để:
	A. Giữ mạch nước ngầm	B. Chắn sóng, gió
	C. Nuôi ong lấy mật	D. Lấy gỗ, củi	
Câu 12.Virut có kích thước:
	A. 15- 20 phần triệu mm	B. 1/1000 mm	C. 1 cm	D. 1 m
Câu 13. Hình thức dinh dưỡng chủ yếu của vi khuẩn là:
	A. Tự dưỡng	B. Hội sinh	
	C. Hỗ trợ 	D. Hoại sinh, ký sinh và cộng sinh
Câu 14.Những nơi nàu có số lượng vi khuẩn nhiều nhất:
	A. Đất sâu 5 m	B. Đất ở sa mạc
	C. Đất giàu chất hữu cơ	D. Suối nước nóng.
Câu 15.Mốc trắng thường xuất hiện: 
	A. Khi cành cây hoặc gỗ bị mục gặp thời tiết ẩm.
	B. Khi cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm ít nước.
	C. Khi rơm, rạ bị hoại mục gặp thời tiết ẩm
	D. Các cây gỗ sống lâu năm, gặp khí hậu ẩm ướt.
Câu 16.Những loài nấm nào sau đây được dùng làm thuốc chữa bệnh:
	A. Linh chi, mốc xanh	B. Nấm độc đen, độc đỏ	
	C. Nấm rơm	D. Men bia
II/. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1/(2.0 điểm) Quan sát cấu tạo hạt đậu đen và hạt ngô. Em hãy mô tả các bộ phận của chúng.?
Câu 2/ ( 1.5 điểm) So sánh sự khác nhau giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm?
Câu 3/( 1.0 điểm) Khi quan sát mặt dưới lá dương xỉ già. Hãy trình bày sự sinh sản và phát triển của cây dương xỉ.
Câu 4/ (1.0 điểm) Qua những kiến thức đã học, em hãy cho biết thực vật có vai trò như thế nào trong cuốc sống?
Câu 5/ (0.5 điểm) Bạn Cát Tường nói “Quá trình quang hợp của thực vật giúp điều hòa hàm lượng khí oxi và cacbonic trong không khí”. Theo em bạn Cát Tường nói đúng hay sai? Giải thích vì sao?
-----------------------------------------------------Hết----------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: SINH HỌC 6. NĂM HỌC: 2015 - 2016
I/TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
ĐA
D
C
B
A
D
C
B
A
D
C
B
A
D
C
B
A
II/TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
 Câu 1
Quan sát cấu tạo hạt đậu đen và hạt ngô. Em hãy mô tả các bộ 
phận của chúng.?
- Hạt gồm có vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
-Vỏ ở phía ngoài và chức năng bảo vệ 
-Phôi gồm rễ mầm, thâm mầm, chồi mầm và lá mầm, chức năng duy trì nòi giống 
-Chất dinh dưỡng dự trữ trong lá mầm ở hạt đỗ đen, chất 
dinh dưỡng dự trữ trong phôi nhũ ở hạt ngô có chức năng chứa 
chất dự trữ
2.0
0.5
0.5
0.5
0.5
 Câu 2
So sánh sự khác nhau giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm?
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
-Rễ chùm
-Gân lá hình song song hoặc hình cung
-Thân cỏ, một số ít thân cột 
-Hoa có 6 hoặc 3 cánh
-Phôi có một lá mầm
-Rễ cọc 
-Gân lá hình mạng
-Thân gỗ, thân cỏ, thân leo
-Hoa có 5 hoặc 4 cánh
-Phôi có hai lá mầm
1.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
 Câu 3
 Khi quan sát mặt dưới lá dương xỉ già. Hãy trình bày sự sinh sản 
và phát triển của cây dương xỉ.
 -Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
 -Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa túi bào tử.Vách túi bào tử có 1 vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống dất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tản rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con.
1.0
0.25
0.75
 Câu 4
Qua những kiến thức đã học, em hãy cho biết thực vật có vai trò 
như thế nào trong cuốc sống?
-Giúp điều hòa khí hậu
-Giảm ô nhiễm môi trường
-Giúp giữ đất, chống xói mòn.
-Hạn chế ngập lụt, hạn hán
(Học sinh có thể nêu vai trò khác phù hợp, mỗi vai trò đúng đạt 
0.25 điểm)
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
 Câu 5
Bạn Cát Tường nói “Quá trình quang hợp của thực vật giúp điều
 hòa hàm lượng khí oxi và cacbonic trong không khí”. Theo em
 bạn Cát Tường nói đúng hay sai? Giải thích vì sao?
-Bạn Cát Tường nói đúng.
-Vì quá trình quang hợp của thực vật sử dụng khí cacbonic và thải khí
 oxi vào môi trường giúp cân bằng hàm lượng các khí này được cân bằng.
0.5
0.25
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_sinh_6_HKII.doc