Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 9 Trường thcs Hải Trạch

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 9 Trường thcs Hải Trạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 9 Trường thcs Hải Trạch
phßng gd&®t bè tr¹ch 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS h¶i tr¹ch 	 NĂM HỌC: 2011-2012
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Môn: Sinh học 9. Đề số 1
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Sinh vật và môi trường
Kể tên các nhân tố sinh thái chính trong môi trường.
Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
3,0đ = 30 %
1,0đ =33,3%
2,0đ =66,7%
 Hệ sinh thái
Đặc điểm về thành phần nhóm tuổi của quần thể người.
.
Ý nghĩa của thành phần nhóm tuổi đối với quần thể người.
3đ = 30%
2đ =50%
1đ =50%
Con người, dân số và môi trường
Khái niệm ô nhiễm môi trường
 Các chất gây ô nhiễm môi trường
1,5đ = 15%
0,5đ =33,3%
1đ=66,7%
Bảo vệ môi trường
 Nhận dạng tài nguyên đất
Các biện pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên đất
2,5đ = 25%
1,0đ =40%
1,5đ =60%
Tổng số câu:4
Số điểm:10
Tỉ lệ %:100%
Số câu:2
Số điểm:1,5
15%
Số câu:4
Số điểm:6,0
60%
Số câu:2
Số điểm:2,5
25%
Số câu:0
Số điểm:0
0%
 ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3đ) a. Kể tên các nhân tố sinh thái chính trong môi trường. 
 b. Ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào lên đời sống động vật?
Câu 2: (3đ) Trình bày đặc điểm về thành phần nhóm tuổi của quần thể người. Đặc điểm đó có ý nghĩa gì đối với quần thể người?
Câu 3: (1,5đ) Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nêu các chất gây ô nhiễm môi trường?
Câu 4: (2,5đ đ) a. Tài nguyên đất thuộc loại tài nguyên nào? Vì sao?
 b. Nêu các biện pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên đất?
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011 – 2012. MÔN: SINH HỌC 9
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3đ) 
a. ( 1đ ) Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh ( 0,25đ)
- Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình... ( 0,25đ)
- Nhân tố hữu sinh:
+ Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật: ( 0,25đ)
+ Nhân tố con người: ( 0,25đ)
 b. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật: ( 2đ)
+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian nhờ đó mà các loài ong có thể bay xa tổ hàng chục kilômet để kiếm mật hoa. ( 0,25đ)
+ Giúp động vật điều hoà thân nhiệt. ( 0,25đ)
+ Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật. ( 0,25đ)
* Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau: ( 0,25đ)
- Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất ( 0,25đ). Ví dụ: chuột chũi, dơi ( 0,25đ)
- Động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động vào ban ngày. ( 0,25đ).
Ví dụ: gà, bò, công ( 0,25đ)
Câu 2: (3đ) Đặc điểm của quần thể người: 
* Dân số ở quần thể người được chia thành 3 nhóm tuổi chính: ( 0,25đ).
- Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi ( 0,25đ).
- Nhóm tuổi sinh sản và lao động: từ 15 đến 64 tuổi ( 0,25đ).
- Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 6 tuổi trở lên ( 0,25đ).
* Đặc trưng dân số mỗi nước thể hiện qua tháp dân số: 
- Nếu nước có số trẻ em dưới 15 tuổi cao, số lượng người già ít, tuổi thọ trung bình thấp được xếp vào nước có tháp dân số trẻ ( 0,5đ).
- Nếu nước có số trẻ em dưới 15 tuổi thấp, số lượng người già nhiều, tuổi thọ trung bình cao được xếp vào nước có tháp dân số già ( 0,5đ).
- Thành phần nhóm tuổi ở quần thể người có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, đến chính sách kinh tế, xã hội của từng quốc gia. ( 0,5đ).
- VD: các nước có tháp dân số trẻ thường có chất lượng cuộc sống không cao, nhiều khó khăn; nước thuộc tháp dân số già thường chất lượng cuộc sống ổn định nhưng khó khăn về phân công lao động ( 0,5đ).
Câu 3: (1,5đ)
* Khái niệm ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trương tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. ( 0,5đ).
* Các chất gây ô nhiễm môi trường: 
- Chất thải rắn: gạch đá, túi ni lon, chai nhựa.( 0,25đ).
- Chất thải lỏng: chứa các chất vô cơ, hữu cơ, dầu mỡ, hóa chất ( 0,25đ).
- Các khí thải: khí CO2, , NOx,, CH4... ( 0,25đ).
- Các chất phóng xạ: bị rò rỉ từ các vụ thử vũ khí hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử ( 0,25đ).
Câu 4: (2,5 đ)
* Tài nguyên đất thuộc loại tài nguyên tái sinh ( 0,5đ).
Bởi vì tài nguyên đất nếu được khai thác và sử dụng hợp lí đồng thời với việc cải tạo đất sau khi khai thác thì có khả năng phục hồi trở lại. ( 0,5đ).
* Các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất: 
- Cải tạo đất bằng cách bón phân hợp lí, hợp vệ sinh để nâng cao độ phì nhiêu của đất
 ( 0,5đ). 
- Trồng cây gây rừng nhất là rừng đầu nguồn để chống nhiễm mặn, chống sạt lở đất phủ xanh đất trống đồi trọc ( 0,5đ).
- Đầu tư hệ thống thủy lợi để chủ động tưới tiêu ( 0,25đ).
- Thực hiện chế độ canh tác hợp lí, luân canh, xen canh cây trồng có hiệu quả.
 ( 0,25đ).
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học 2011 – 2012. Môn: Sinh học 9. Đề số 2
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Sinh vật và môi trường
Kể tên các môi trường sống chủ yếu của sinh vật.
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
3,0đ = 30 %
1,0đ =33,3%
2,0đ =66,7%
 Hệ sinh thái
Các đặc điểm của quần xã sinh vật . 
 Phân biệt quần xã sinh vật và hệ sinh thái.
3đ = 30%
2đ =50%
1đ =50%
Con người, dân số và môi trường
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.
.
1đ = 10%
1đ =100%
Bảo vệ môi trường
Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên
Giả thích việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
3đ = 30%
1,0đ =33,3%
2,0đ =66,7%
Tổng số câu: 4
Số điểm:10
Tỉ lệ %:100%
Số câu:1
Số điểm:1,0
10%
Số câu:4
Số điểm:6,0
60%
Số câu:2
Số điểm:3
30%
Số câu:0
Số điểm:0
0%
 ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (3đ) a. Kể tên các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật? Cho ví dụ minh họa?
 b. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào lên đời sống sinh vật?
Câu 2: (3đ) Nêu các đặc điểm của quần xã sinh vật? Phân biệt quần xã sinh vật với hệ sinh thái?
Câu 3: (1đ) Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí?
Câu 4: (3 đ) a. Phân biệt các dạng tài nguyên: tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh, tài nguyên năng lượng vĩnh cữu.
 b. Tại sao phải sử dụng tiết kiệm hợp lí và tài nguyên thiên nhiên? 
 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011- 2012. MÔN: SINH HỌC 9
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (3đ)
 * Có 4 loại môi trường chủ yếu: ( 1đ) Mỗi ý đúng 0,25đ
- Môi trường nước: cá, tôm, cua, rùa biển
- Môi trường trên mặt đất - không khí: các loài chim bay, chó, mèo, hổ
- Môi trường trong lòng đất: sâu đất, ve sầu, giun đất
- Môi trường sinh vật: sán lá gan sống trong gan, mật trâu, bò
*Ảnh hưởng nhiệt độ lên đời sống sinh vật: ( 2đ) 
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của sinh vật giúp sinh vật thich nghi dễ dàng với môi trường sống như: ( 0,5đ).
+ Thực vật ở sa mạc có thân mọng nước, lá biến thành gai, rễ đâm sâu, lan rộng 
 ( 0,25đ).
+ Động vật sa mạc như tắc kè, kì nhông lớp da có vảy sừng chống mất nước, lạc đà có bướu mỡ dự trữ nước. ( 0,25đ).
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái và sinh lí của sinh vật như: ( 0,5đ).
+ Tập tính ngủ đông ở động vật vùng cực, tập tính ngủ hè của động vật sa mạc ( 0,25đ).
+ Hiện tượng rụng lá theo mùa. ( 0,25đ).
Câu 2: (3đ)
* Các đặc điểm của quần xã: (2,0đ)
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong
 quần xã. ( 0,25đ).
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.
 ( 0,25đ).
Độ thường gặp
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.( 0,5đ).
Thành phần loài trong
quần xã
Loài ưu thế
Loài đóng vai trò quan trong trong quần xã 
 ( 0,5đ).
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. ( 0,5đ).
* Phân biệt quần xã sinh vật và hệ sinh thái:( (1,0đ)
- Quần xã sinh vật: chỉ xét về yếu tố sinh vật: động vật, thực vật, vi sinh vật 
 ( 0,25đ).
- Hệ sinh thái: bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã nghĩa là ngoài yếu tố sinh vật, hệ sinh thái còn bao gồm các nhân tố vô sinh trong môi trường.
 ( 0,5đ). VD: ánh sáng, nhiệt độ ( 0,25đ).
Câu 3: (1đ) Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí: HS nêu đúng mỗi biện pháp : 0,25đ
- Trồng nhiều cây xanh
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió... thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch tạo nhiều khí thải
- Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy, xây dựng các nhà máy ở xa khu dân cư
- Giáo dục để nâng cao ý thức của mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
Câu 4: (3 đ)
a. Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên: 1,75đ
- Tài nguyên tái sinh: là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí thì sẽ diều kiện phục hồi và phát triển. ( 0,5đ).
 VD: tài nguyên đất, rừng, sinh vật ( 0,25đ).
- Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau một thời gian khai thác và sử dụng sẽ bị cạn kiệt. ( 0,5đ).
VD: than đá, dầu mỏ( 0,25đ).
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu: là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. ( 0,5đ).
VD: năng lượng gió, năng lượng ánh sáng mặt trời ( 0,25đ).
b. 1,25đ
- Phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. ( 0,5đ).
VD: rừng nếu khai thác quá mức sẽ mất khả năng hồi phục, than đá nếu khai thác quá mức sẽ bị cạn kiệt ( 0,25đ).
- Sử dụng hợp lí để vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện tại, vừa duy trì nguồn tài nguyên lâu dài cho các thế hệ con cháu mai sau. ( 0,5đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KTHK_II_SINH_9.doc