Đề kiểm tra học kỳ II môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1085Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn: Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Họ tên GV : Đinh Thái Hưng
Trường : THCS Trung Sơn
đề kiểm tra học kỳ II
Môn : Ngữ Văn 8
Thời gian : 90 phút( Không kể thời gian giao đề)
*************************************************
Tiết 135 + 136 : Kiểm tra học kỳ II
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1.Về kiến thức
- Kiểm tra và củng cố lại những kiến thức cơ bản của học sinh trong học kỳ II. Từ đó có sự đánh giá khái quát và định hướng giúp cho học sinh học tập tốt hơn.
2.Về kỹ năng
- Rèn luyện và củng cố các kỹ năng đã học của học sinh.
 B.Chuẩn bị . 
 + GV: Đề và đáp án
 + HS: Ôn tập những nội dung đã học.
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: 
1. Ma trận đề kiểm tra
 Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1:
Văn bản: 
- Thuế máu
- Chiếu dời đô.
- Nhớ tên văn bản (Thuế máu)
- Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản. ( Thuế máu)
- Nội dung chính của văn bản
- ý nghĩa của việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ( Chiếu dời đô) 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2 câu
 1 điểm
 10%
1 câu
 0.5 điểm
 5%
1 câu
 2 điểm
 20%
4 câu
3.5 điểm
 35%
Chủ đề 2: Tiếng Việt
- Câu nghi vấn
- Dấu ngoặc kép
- Tác dụng của câu nghi vấn, dấu ngoặc kép.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2 câu
 1 điểm
 10% 
2 câu
1 điểm
 10% 
Chủ đề 3: Tập làm văn
- Phương thức biểu đạt
- Thuyết minh 
- Nghị luận kết hợp với tự sự trong văn bản 
- Văn nghị luận: thuyết minh về văn bản ngắm trăng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
0.5 điểm
 5%
1 câu
 5 điểm
 50%
2 câu
5.5 điểm
55%
Tổng Số câu
Tổng Số điểm
Tỉ lệ
5 câu
 2.5 điểm
 25%
1 câu
 0.5 điểm
 5%
1 câu
 2 điểm
 20%
1 câu
 5 điểm
 50%
8 câu
10 điểm 100%
2. Đề bài
Phần trắc nghiệm ( 3đ)
	Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất :
 Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong trường trung học ở Sài gòn có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? những cuộc biểu tình đỏ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hòa và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quan “ tấp nập” và “không ngần ngại”.
	( Nguyễn Ái Quốc)
Câu 1: Đoạn trích trên ở trong văn bản nào?
A. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
B. Thuế máu
C. Vi hành
D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu 2: Đoạn văn trên đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?	
A. Tự sự + Miêu tả.
B. Nghị luận + Tự sự.
C. Thuyết minh + Tự sự.
D. Tự sự + Biểu cảm.
Câu 3: Văn bản “ Thuế máu” được viết bằng tiếng nước nào?	
A. Tiếng Pháp.
B. Tiếng Anh.
C. Tiếng Trung Quốc.
D. Tiếng Việt.
Câu4: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tố cáo sự đối xử tàn tệ của bọn thực dân với người dân thuộc địa.
B. Thể hiện số phận bi thảm của người dân thuộc địa.
C. Thể hiện kết quả vào sự hi sinh củ người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh.
D. Tố cáo những lời lẽ bịp bợp của bọn cầm quyền về chế độ lính tình nguyện.
Câu 5: Hai câu nghi vấn trong đoạn văn trên dùng để làm gì?
A. Dùng để hỏi.
B. Dùng để khẳng định.
C. Dùng để khẳng định.
D. Dùng để phủ định.
Câu 6: Dấu ngoặc kếp đánh dấu các từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Dẫn lời dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ có hàm ý mỉa mai.
C. Dẫn lời đối thoại.
D. Dẫn từ cần chú thích.
Phần tự luận ( 7 đ)
Câu 1(2đ): Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập dân tộc tự cường và sựu phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
Câu 2 ( 5đ): Bài thơ Ngắm trăng ( Vọng nguyệt) thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đày. Em hãy viết một bài giới thiệu về tác giả tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên?
Hoạt động 3: 
Đáp án và biểu điểm
Phần trắc nghiệm ( 3đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
B
B
A
D
D
A
Điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Phần tự luận ( 7 đ)
Câu 1: (2đ) Đáp ứng được các ý sau:
- Mong muốn dời đo từ vùng núi Hoa Lư ra Đại La, vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức lớn mạnh chấm dứt nạn phong kiến cát cứ.
- Dân tộc Đại Việt tự tin đủ sức sánh vai ngang hàng với phương Bắc về thế và lực.
- Dời đô ra thành Đại La chứng tỏ nước Đại Việt đang trên đà phát triển lớn mạnh: Về kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
- Định đô ở Đại La là nguyện vọng của nhân dân ta thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường.
- Dời đô thể hiện niềm tin hi vọng về một đất nước bền vững. Đại La mãi mãi là “ Kinh đô bậc nhất của Đế vương muôn đời”.
Câu 2( 5 điểm)
* Yêu cầu chung: Viết đúng kiểu bài nghị luận
Về nội dung: giới thiệu được về tác giả Hồ Chí Minh, văn bản Ngắm trăng ( Vọng Nguyệt) và làm sáng tỏ được lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác trong cảnh tù đày.
Về hình thức: Bố cục phải có 3 phần rõ ràng, diễn đạt trôi trảy chặt chẽ đúng ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: (0.5 điểm)
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát nội dung nghị luận.
2. Thân bài ( 4 điểm)
- Lòng yêu thiên nhiên: (2 điểm)
+ Bác chọn đề tài về thiên nhiên (trăng). Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng cả ngay trong hoàn cảnh tù đày (0.5 điểm)
+ Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác. (0.5 điểm)
+ Sự giao hòa tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Tình yêu tình cảm song phương cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa người và trăng. (1 điểm) 
- Phong thái ung dung(2 điểm)
+ Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn có ở Bác. (0.5 điểm)
+ Bác tự do, tự tại, giao hào với vầng trăng với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo, biểu tượng cụ thể của nhà tù. (0.5 điểm)
+ Nét nổi bật của hồn thơ Hồ Chí Minh là sự vươn tói cái đẹp, ánh sáng tự do. Đó chính là sự kết hợp giữa dáng dấp ung dung tự tại của một hiền triết, thi nhân với tinh thần lạc quan của người chiến sĩ công sản (1 điểm)
3. Kết bài (0.5 điểm):
 Khẳng định được tình yêu thiết tha và phong thái ung dung tinh thần lạc quan cách mạng của người tù Hồ Chí Minh chất chiến sĩ và thi sĩ là một qua đó bộc lộ tình cảm với Bác.
Hoạt động 4 : Củng cố, HDVN
4.Củng cố 
- Thu bài, nhận xét giờ
 5.HDVN
- Ôn tập lại những kiến thức đã học.
- Sưu tầm những bài viết hay về Bác Hồ.
- Chuẩn bị bài : Văn bản thông báo

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_van_8.doc