Đề kiểm tra học kỳ I (năm học2015 – 2016) môn: Vật lý 6 (thời gian: 45 phút)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I (năm học2015 – 2016) môn: Vật lý 6 (thời gian: 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I (năm học2015 – 2016) môn: Vật lý 6 (thời gian: 45 phút)
Trương THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2015 – 2016)
Họ tên: ................... Môn: Vật lý 6
Lớp: ..... (Thời gian: 45 phút)
Điểm
Lời phê của cô giáo
Đề bài:
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Hãy chọn câu đúng.
A. ĐCNN của một thước đo độ dài là khoảng cách ngắn nhất giữa hai số gần nhau ghi trên thước đo.
B. ĐCNN của một thước đo độ dài là khoảng cách giữa hai vạch chia trên thước.
C. ĐCNN của một thước đo độ dài là giá trị bằng số đầu tiên ghi trên thước.
D. ĐCNN của một thước đo độ dài là giá trị độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước 
Câu 2. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?
A. V1 = 20,4 cm3 B. V2 = 20,50 cm3 C. V3 = 20,5 cm3 D. V4 = 20,2 cm3
Câu 3. Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn sỏi thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây?
A. Một cái cân và một cái thước. B. Một cái cân và một cái bình chia độ.
C. Một cái lực kế và một cái thước. D. Một cái lực kế và một cái bình chia độ
Câu 4. Để đưa các thùng hàng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực nhỏ nhất tương ứng là: F1 = 1000N; F2 = 200N; 
F3 = 500N; F4 = 1200N. Hỏi tấm ván nào dài nhất?
A. Tấm ván 1 B. Tấm ván 2 C. Tầm ván 3 D. Tấm ván 4.
Câu 5. Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.
B. Cùng phường, cùng chiều, mạnh khác nhau.
C. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.
D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau.
Câu 6. Công thức thức tính khối lượng riêng là:
A. D = m/V B. D = P.V C. D = m.V D. D = V/m
Câu 7. Một vật đặc có khối lượng là 8000g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu? 
A. 4 N/m3 B. 40 N/m3 C. 4000 N/m3 D. 40000 N/m
Câu 8. Đổi các đơn vị sau:
a. 5 tấn = ..........tạ = ..........kg. b. 14 dm3 = ..........m3 c. 3 m3 = ........lít = ..........cm3
Câu 9. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: 
a. Vật có khối lượng là 0,03 tấn thì có trọng lượng là ........ N. 
b. Vật có trọng lượng là 520N thì khối lượng là ..............kg.
II. Tự luận.
Câu 10. Một khối nhôm có thể tích 200 dm3. Tính khối lượng và trọng lượng của khối nhôm. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3.
Câu 11. Một vật có khối lượng 600g treo trên một sợi dây đứng yên.
a. Giải thích vì sao vật đứng yên.
b. Căt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động ?
Đáp án và Biểu điểm 
( Đề Học kì I – Lý 6 (2015 -2016)
Phần I. Trắc nghiệm. (6 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
D
C
D
B
C
A
D
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 8. a. 5 tấn = 50 tạ = 5000 kg (0,5 điểm)
	 b. 14 dm3 = 0,014 m3 (0,5 điểm)
	 c. 3 m3 = 3000 lít = 3000000 cc (0,5 điểm)
 Câu 9. a. 300N ( 0,5 điểm)
	 b. 52 kg (0,5 điểm)
Phần II. Tự luận ( 4 điểm)
 Câu 10. (2 điểm)
 Tóm tắt. (0,5 đ) Giải.
 V = 200 dm3 = 0,2 m3 - Khối lượng của khối nhôm là:
D = 2700 kg/ m3 Công thức: m = D.V = 2700. 0,2 = 540 (kg) (1 đ)
 m = ? - Trọng lượng của khối nhôm là :
 P = ? Công thức: P = 10.m = 5400 (N) (0,5 đ)
 Đ/S: m = 540 kg
 P = 5400N
Câu 11. (2 điểm)
 a. Vật đứng yên vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng ( trọng lực và lực kéo của dây) ( 1 điểm)
b. Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống 
(1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docBO_DE_THI_HOC_KY_II_VAT_LY_6789.doc