Đề kiểm tra học kỳ I – năm học: 2015-2016 môn: Vật lý 6 - thời gian làm bài: 45 phút

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I – năm học: 2015-2016 môn: Vật lý 6 - thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I – năm học: 2015-2016 môn: Vật lý 6 - thời gian làm bài: 45 phút
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I . NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 6
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Đo độ dài. Đo thể tích
1 (0,5đ)
Tg: 1ph
1 (1,5đ)
Tg:7ph
1 (0,5đ)
Tg: 3ph
3 câu
2,5đ
Tg:11ph
Khối lượng và lực 
3 (1,5đ)
Tg: 3ph
1 (0,5đ)
Tg: 3ph
1 (2,5đ)
Tg: 12ph
1 (0,5đ)
Tg: 4ph
6 câu
5đ
Tg: 22ph
Máy cơ đơn giản
0,5 (1đ)
Tg:3ph
0,5 (1đ)
Tg:5ph
1 (0,5đ)
Tg: 4ph
2 câu
2,5đ
Tg: 12ph
Tổng số câu hỏi
4
1,5
2
0,5
1
2
11
Số điểm
2đ
2,5đ
1đ
1đ
2,5đ
1đ
10
Thời gian
4ph
10ph
6ph
5ph
12ph
8ph
45ph
PHÒNG GD-ĐT TƯ NGHĨA
TRƯỜNG THCS NGHĨA ĐIỀN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học: 2015-2016
Môn: Vật lý 6 - Thời gian làm bài: 45 phút
 I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Giới hạn đo của thước là:
 A. Độ dài nhỏ nhất được ghi trên thước. 	
 B. Độ dài lớn nhất được ghi trên thước.
C. Độ dài giữa hai số liên tiếp trên thước. 
 D. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 2. Đơn vị đo khối lượng riêng là:
 A. N/m3 B. kg/m2 	 C. kg 	 D. kg/m3
Câu 3. Dụng cụ dùng để đo lực là:
 A. Cân B. Bình chia độ C. Lực kế D. Thước dây.
Câu 4. Khối lượng của một vật chỉ:
A. Lượng chất chứa trong vật. 	B. Độ lớn của vật
 C. Thể tích của vật.	 	D. Chất liệu tạo nên vật.
Câu 5. Nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l?
 A. Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml.
 B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
 C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
 D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml.
Câu 6. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:
A. Trọng lực của một quả nặng 	 	B. Lực hút của nam châm lên miếng sắt
 C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng
Câu 7. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Hỏi khối lượng của quả nặng là bao nhiêu gam?
 A. 1g. B. 10g. C. 100g. D. 1000g.
Câu 8. Kéo trực tiếp vật có khối lượng 1kg lên cao theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1N 	B. Lực ít nhất bằng 10N
C. Lực ít nhất bằng 100N	 	D. Lực ít nhất bằng 1000N
II. TỰ LUẬN(6,0 điểm)
Câu 9.(1,5đ) Nêu quy trình đo thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
Câu 10: ( 2,0đ )
 a) Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết? Cho biết công dụng của các loại máy cơ đơn giản đó .
 b) Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải càng dễ hơn? .
Câu 11: ( 2,5đ ) Một thanh nhôm có thể tích là 20dm3 . Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3 . Hãy tính :
 a) Tính khối lượng của thanh nhôm. 
 b) Tính trọng lượng của thanh nhôm. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: VẬT LÝ 6
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
C
A
C
C
B
B
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
9 (1,5đ)
+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo; 
+ Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp;
+ Đổ chất lỏng vào bình;
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng;
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình; 
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
10 (2đ)
a) - Có ba loại máy cơ đơn giản : mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
 - Các máy cơ giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.
b) Vì dốc càng thoai thoải thì độ nghiêng càng ít, lực nâng người khi đi càng nhỏ(tức là càng đỡ mệt hơn)
0,5đ
0,5đ
1đ
11 (2,5đ)
Tóm tắt
V = 20 dm3 = 0,02m3
D = 2700kg/m3
a. m = ?
b. P = ?
Giải:
Khối lượng của thanh nhôm :
m = D . V = 2700 . 0,02 = 54 (kg)
b. Trọng lượng của thanh nhôm :
P = 10 .m = 10 . 54 = 540 (N )
0,5đ
1đ
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KIEM_TRA_HKI_VAT_LY_6.docx