Đề kiểm tra học kỳ I – Năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn 9

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I – Năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I – Năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn 9
TRƯỜNG THCS HUỲNH VĂN LUỸ
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – 2015-2016
Môn NGỮ VĂN 9
A-MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ Văn 9, thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
B-HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Tự luận
C-THIẾT LẬP MA TRẬN:
-Liệt kê chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn Ngữ văn 9, học kỳ I.
-Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
-Xác định khung ma trận.
D-MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ/Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Tiếng Việt:
Các phương châm hội thoại
Xưng hô trong hội thoại
Số câu:
Số điểm:
Câu 2
1
20%
Câu 3
1
10%
Văn bản:
Đồng chí
Số câu:
Số điểm:
Câu 1
1
10%
TLV:
 Tự sự kết hợp yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm
Số câu:
Số điểm:
Câu 4
1
60%
Tổng số câu:
Tổng số điểm
2
3
1
1
1
6
4
10
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ đầu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. (1 đ)
Câu 2: Thế nào là phương châm lịch sự? Ghi lại 4 câu ca dao, tục ngữ liên quan đến phương châm lịch sự. (2 đ)
Câu 3: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô? (1 đ)
Câu 4: Hãy thay lời ông Hai trong truyện ngắn Làng kể lại việc ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. (6 đ).
----Hết----
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ đầu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (sgk trang 128): 1 đ
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu, 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Câu 2:
-Phương châm lịch sự: khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. (1 đ)
-Chép đúng 4 câu ca dao, tục ngữ liên quan đến phương châm lịch sự. (1 đ)
Câu 3:
-Trong tiếng Việt, từ ngữ dùng để xưng hô rất phong phú, đa dạng. (0,25đ)
-Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói với người nghe. (0,25đ)
-Nếu không chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ giao tiếp thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn hoặc không thực hiện được quá trình giao tiếp. (0,5đ)
Câu 4:
I-Mở bài: (1đ)
Nhân vật tự giới thiệu khái quát về tên, hoàn cảnh tản cư và sự việc chính: nghe tin làng mình theo giặc.
II-Thân bài: (4đ)
-Tuy tản cư nhưng tình yêu của tôi luôn hướng về làng chợ Dầu, rất mực yêu làng mình (0,5đ)
-Tôi thường đến phòng thông tin để nghe tin tức về làng mình. (0,5đ)
-Kể lại chi tiết tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe làng theo giặc (kết hợp nghị luận, biểu cảm, miêu tả nội tâm): (1đ)
 +Tôi rơi vào trạng thái bẽ bàng, đau đớn: “Cổ tôi nghẹn ắng lại, da mặt tôi tê rân rân”, “Tôi lặng đi, tưởng như đến không thở được”
 +Tôi xấu hổ vì trước đây đi đâu tôi cũng khoe về làng tôi. Tôi tủi thân
-Khi về nhà, tôi rất đau lòng, kiểm điểm lại từng người, xem xét lại cái tin dữ kia(0,5đ)
-Ba bốn ngày hôm sau tôi không dám ra khỏi nhà, tôi đấu tranh tư tưởng: nên ở lại nơi tản cư hay về làng Tôi tâm sự, chia sẻ với con để với bớt nỗi buồn(1đ)
-Sự xấu hổ, đau đớn luôn đeo đẳng, ám ảnh tôi khiến tôi lúc nào cũng lo lắng (chột dạ, nơm nớp, lủi ra góc nhà, nín thít). Từ chỗ yêu làng, tôi thù làng: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ” (0,5đ)
III-Kết bài: (1đ)
-Tôi vô cùng đau khổ về cái tin dữ ấy-tin làng chợ Dầu theo giặc.
-Trong trái tim tôi, tình yêu làng gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
---Hết---

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THAM KHẢO V9 HK I 1516.doc