PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015-2016 Họ và tên: ................................................... Môn: Lịch sử lớp 8 SBD: ..................................... Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3 điểm) Vì sao khu vực Đông Nam Á sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Nguyên nhân thất bại của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Câu 2. (4 điểm) Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó? Câu 3. (3 điểm) Nhà khoa học A. Nô- ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu” Em hiểu như thế nào về câu nói đó? HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: LỊCH SỬ 8 Câu Nội dung chính Điểm 1 * Khu vực Đông Nam Á sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây: (1,5) Đông Nam Á là 1 khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. * Nguyên nhân thất bại của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ X (1,5) - Lực lượng của các nước xâm lược mạnh. 0,5 - Chính quyền phong kiến của các nước đầu hàng, làm tay sai. 0,5 - Cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ. 0,5 2 Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó (4,0) * Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) - Năm 1929 khủng hoảng kinh tế bùng nổ, kéo dài đến năm 1933. 1,0 - Do sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận nên hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua. 1,0 * Hậu quả: - Cuộc khủng hoảng đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản. Mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. Hàng trăm triệu người rơi vào cảnh đói khổ. 1,0 - Một số nước tư bản như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế- xã hội. Trong khi Đức, I-ta-li-a phát xít hóa chế độ thống trị và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới. 1,0 3 Nhà khoa học A. Nô- ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loài sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu” Em hiểu như thế nào về câu nói đó (3,0) - Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã mang lại cuộc sống vật chất tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. 1,5 - Nhưng mặt khác, chính những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh, gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới. 1,5
Tài liệu đính kèm: