Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2015 – 2016 môn: Giáo dục công dân, khối 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2015 – 2016 môn: Giáo dục công dân, khối 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2015 – 2016 môn: Giáo dục công dân, khối 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN GDCD – KHỐI 9 
 Cấp dộ 
Chủ
đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Hợp tác cùng phát triển. 
Nêu được nguyên tắc hợp tác của Đăng và Nhà nước ta. 
Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển. 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
1
1
10%
1
0,5
5%
2
1,5
15%
2. Tự chủ.
Nêu được khái niệm tự chủ .
Hiểu được biểu hiện của tính tự chủ.
Vì sao con người cần phải biết tự chủ.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
0,5
1,5
15%
1
0,25
2,5%
0,5
1,5
15%
2
3,25
32,5%
3. Bảo vệ hòa bình.
Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ 
1
0,25
2,5
1
0,25
2,5%
4. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
1
1
10%
1
1
10%
5. Năng động, sáng tạo.
Nêu ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
1
2
20%
1
2
20%
6. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 
Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của bản thân. 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
1
2
20%
1
2
 20%
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
1,5
2,5
25%
1
2
20%
4
2
20%
0,5
1,5
15%
1
2
20%
8
10
100%
 TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2015 – 2016
MÔN: GDCD, KHỐI 9
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) 
Câu 1: (1 điểm) 
Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ nội dung các nguyên tắc trong quan hệ hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
“Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,...........................không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,.............................
 ,hoặc đe dọa dùng vũ lực;.......................................; giải quyết các bất đồng và các tranh chấp...............................................; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền”.
Câu 2: (0,25 điểm) 
Những biểu hiện nào dười đậy thể hiện rõ tính tự chủ? 
(Chọn ý đúng nhất trong các ý sau) 
A. Luôn làm theo số đông và bảo vệ quan điểm của bản thân. 
B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình. 
C. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập. 
D. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập. 
Câu 3: (0,25 điểm) 
Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lòng yêu hòa bình? 
(Chọn ý đúng nhất trong các ý sau) 
A. Tôn trọng người khác tôn giáo với mình. 
B. Sống khép mình để không mâu thuẫn với người khác. 
C. Dùng thương lượng giải quyết mâu thuẫn cá nhân. 
D. Khoan dung với mọi người xung quanh. 
Câu 4: (1 điểm) 
Hãy kết nối một ô ở cột bên trái với một ô ở cột bên phải sao cho đúng nhất.
Hành vi
Truyền thống đạo đức
A. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. 
1. Hiếu thảo.
B. Tìm hiểu về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. 
2. Cần cù lao động. 
C. Kính trọng người trên. 
3. Yêu nước. 
D. Thăm hỏi, chăm sóc ông bà. 
4. Biết ơn. 
Đ. Làm việc một cách thường xuyên, liên tục. 
E. Làm ra nhiều sản phẩm mới. 
 ............... nối với ............... ............... nối với ...............
 ............... nối với ............... ............... nối với ...............
Câu 5: ( 0,5 điểm) 
Em hãy chọn hai trong những cụm từ sau để điền vào đoạn sau sao cho đúng với nội dung bài học: 
- Tương trợ lẫn nhau trong công việc. 
- Hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. 
- Cùng chung sức hành động. 
- Cùng chung sức làm việc. 
“Hợp tác là............................................, giúp đỡ,..................................., lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung”.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) 
Câu 1: (2 điểm) 
Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay? 
Câu 2: (3 điểm) 
Tự chủ là gì? Vì sao con người cần phải biết tự chủ? 
Câu 3: (2 điểm) 
Cuối năm học, Dũng bàn: Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm đáp án một môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra, ai cũng đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khác khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân.
Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao? 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
GDCD - KHỐI 9 
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) 
Câu 1: (1 điểm, mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm) 
Điền cụm từ: Toàn vẹn lãnh thổ của nhau.vào đoạn trống thứ nhất. 
Điền cụm tư: Không dùng vũ lực vào đoạn trống thứ hai. 
Điền cụm từ: Bình đẳng và cùng có lợi vào đoạn trống thứ ba. 
Điền cụm từ: Bằng thương lượng hòa bình vào đoạn trống thứ tư. 
Câu 2: (0,25 điểm) 
Chọn câu D 
Câu 3: (0,25 điểm) 
Chọn câu B 
Câu 4: (1 điểm, mỗi kết nối đúng cho 0,25 điểm)
Yêu cầu kết nối như sau: 
A – 4
B – 3
D – 1 
Đ – 2 
Câu 5: (0,5 điểm, điền những cụm từ theo thứ tự, mỗi cụm từ điền đúng cho 0,25 điểm)
Điền cụm từ: Cùng chung sức làm việc vào đoạn trống thứ nhất. 
Điền cụm từ: Hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vào đoạn trống thứ hai. 
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) 
Câu 1: (2 điểm)
Ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo: 
- Là phẩm chất cần thiết cua ng lao động. (0,5 điểm)
- Giúp con người vượt qua khó khăn thử thách. (0,5 điểm)
- Con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại nềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. (1 điểm) 
Câu 2: (3 điểm)
a. Khái niệm tự chủ: (1,5 điểm)
 	Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. 
b. Vì sao con người cần phải biết tự chủ: (1,5 điểm) 
 - Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa. 
 	 - Biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ. 
 	 - Không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực. 
Câu 3: (2 điểm) 
Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 
a. Không tán thành cách làm đó của Dũng. (0,25 điểm)
b. Giải thích: 
- Việc làm của Dũng tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất, nhưng thực ra không có năng suất. (0,25 điểm)
 	Vì: 
- Mỗi người chỉ cần làm được một đáp án nên đây không phải là việc làm có năng suất. (0,25 điểm)
- Đây là việc làm xấu, vì nó biểu hiện sự đối phó, dối trá với cô giáo. (0,25 điểm) 
- Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi người tự làm đáp án từng môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án; qua đó, người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu rõ bài học hơn. (0,25 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_HKI_MON_GDCD9_1516.doc