Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Địa lí - Lớp: 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 727Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Địa lí - Lớp: 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học  2015 - 2016 môn: Địa lí - Lớp: 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD & ĐT TPBL ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
 TRƯỜNG THCS NTMK MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP: 6
 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh:..
Số báo danh:
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Gồm có: 02 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
 Chọn ý đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. 3	B. 4	C. 5 	D. 6
Câu 2: Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 100 thì trên bề mặt quả Địa Cầu có:
	A. 36 kinh tuyến.	 B. 360 kinh tuyến.	 C. 306 kinh tuyến. D. 3600 kinh tuyến.
Câu 3: Trong cách viết toạ độ địa lý của một điểm, cách viết đúng là:
	A. Kinh độ viết trên, vĩ độ viết dưới.	C. Kinh độ và vĩ độ viết bằng nhau.
B. Vĩ độ viết trên, kinh độ viết dưới.	D. Cách viết nào cũng đúng.
Câu 4: Một địa điểm E nằm trên giao điểm của kinh tuyến 100 thuộc nửa cầu Tây và vĩ tuyến 00 (xích đạo). Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là: 
	A. E 	 0o 	C. E 10oĐ
 	 100T	 00	
B. E 	 10oĐ 	D. E 100T
 00N	 00	
Câu 5: Trái Đất tự quay một vòng quanh trục hết: 
A. 12 giờ.	B. 336 giờ.	C. 365 giờ.	D. 24 giờ. 
Câu 6: Ở Luân Đôn (nước Anh) là 9 giờ thì lúc đó ở Việt Nam là mấy giờ?
A. 16 giờ. 	B. 18 giờ. C. 17 giờ. 	D. 21 giờ. 
Câu 7: Thời gian để Trái Đất quay giáp một vòng quanh Mặt Trời là :
	A. 24 giờ	C. 30 ngày
	B. 365 ngày	D. 365 ngày 6 giờ.
Câu 8: Trái Đất quay quanh Mặt Trời tạo ra hiện tượng gì ?
	A. Ngày và đêm	C. Hiện tượng mùa.
	B. Hiện tượng mưa nắng	D. Hiện tượng gió bão.	
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Vì sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? 
Câu 2 (2 điểm): Hãy trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất.
Câu 3(3 điểm) : Quan sát hình dưới đây và cho biết núi già, núi trẻ khá nhau như thế nào?
HẾT 
PHÒNG GD-ĐT TP BẠC LIÊU 	HƯỚNG DẪN CHẤM 
TRƯỜNG THCS NTMK KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
 Môn: Địa Lý - Lớp 6 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT: 
Gồm có 01 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
A
D
D
A
D
C
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau vì: 
Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. (0,5đ)
Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. (0,5đ)
Câu 2: (2 điểm) 
	Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất :
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề. (0,75đ)
- Chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất. (0,5đ)
- Có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như không khí, nước, sinh vật... và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. (0,75đ)
Câu 3: (3 điểm)
 Núi trẻ
 Núi già
Thời gian hình thành (tuổi)
Cách đây vài chục triệu năm (0,5đ)
Cách đây hàng trăm triệu năm (0,5đ)
Đặc điểm hình thái
- Độ cao lớn do ít bị bào mòn (0,25đ)
- Đỉnh cao, nhọn ; sườn dốc ; thung lũng hẹp và sâu (0,75đ)
- Bị bào mòn nhiều (0,25đ)
- Đỉnh tròn ; suờn thoải ; thung lũng rộng và nông (0,75đ)
	HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_DE_XUAT_DIA_6_THI_HOC_KY_I.doc