Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
 ĐỀ BUỔI SÁNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 -2015
 Môn: VẬT LÝ 6 
 Thời gian: 45phút 
 ( Không kể thời gian phát đề)	
	Câu 1 ( 2 điểm):
	- Hãy kể tên 4 dụng cụ đo độ dài mà em đã học? 
	- Để đo trực tiếp chiều dài và chu vi của viên phấn ta nên chọn dụng cụ nào?
	Câu 2 ( 1,5 điểm):
	- Trọng lượng của một vật là gì? 
	- Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật. Nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng trong công thức đó.
	Câu 3 ( 3,5 điểm):
	- Lực đàn hồi xuất hiện khi nào?
Áp dụng: 
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 8 cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 50 g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 12 cm.
a) Tính độ biến dạng của lò xo.
Khi quả nặng đứng yên, có những lực nào tác dụng lên quả nặng ?
c) Hãy nêu rõ phương, chiều và độ lớn của các lực đó.
Câu 4 ( 2 điểm):
 	Một bình chia độ đang chứa nước đến vạch 150 cm3, người ta thả vào bình một quả cầu khối lượng 0,2 kg thì mức nước trong bình dâng lên đến 200 cm3.
a) Tính thể tích quả cầu.
Tính khối lượng riêng của quả cầu.
Câu 5 ( 1 điểm): 
 Thế nào là hai lực cân bằng? 
 	 Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN12
 ĐỀ BUỔI CHIỀU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 -2015
 Môn: VẬT LÝ 6 
 Thời gian: 45phút 
 ( Không kể thời gian phát đề)
	Câu 1 ( 2 điểm):
	- Hãy kể tên các dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em đã học? 
	- Để đo thể tích 1 cây đinh (nhỏ) và một hòn đá lớn (không bỏ lọt bình chia độ) ta nên dùng dụng cụ gì?
Câu 2 ( 1,5 điểm):
	- Khối lượng của vật cho ta biết gì? 
	- Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật. Nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng trong công thức đó.
Câu 3 ( 3,5 điểm):
	Thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo?
	Áp dụng: 
 	Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 100 g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 16 cm.
	a) Tính độ biến dạng của lò xo.
b) Khi quả nặng đứng yên, có những lực nào tác dụng lên quả nặng?
c) Hãy nêu rõ phương, chiều và độ lớn của các lực đó.
Câu 4 ( 2 điểm):
Một bình chia độ đang chứa nước tới vạch 400 cm3, người ta thả vào bình một quả cầu có trọng lượng 5 N thì mức nước trong bình dâng lên tới vạch 440 cm3.
	a) Tính thể tích quả cầu.
	b) Tính trọng lượng riêng của quả cầu.
Câu 5 ( 1 điểm): 
 	Hãy nêu hai kết quả tác dụng của lực lên một vật?
 Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 -2015
 Môn: VẬT LÝ 7
 Thời gian: 45 phút
 ( Không kể thời gian phát đề)
	Câu 1 ( 1,5 điểm):
	- Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
- Âm thanh do những vật dao động có tần số như thế nào gọi là siêu âm?
	- Tại sao trong phòng kín ta thường nghe được âm to hơn so với ta nghe chính âm đó ở ngoài trời?
Câu 2 (1,5 điểm): 
	- Thế nào là hiện tượng Nhật thực?
	- Khi có Nhật thực xảy ra, vị trí nào trên Trái đất có thể quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần?
Câu 3 ( 3 điểm):
 Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
 Áp dụng: Chiếu tia sáng SI lên một gương phẳng. Góc hợp bởi tia tới và mặt gương là 550.
	a) Hãy vẽ hình và tia phản xạ qua gương phẳng.
	b) Tính giá trị góc phản xạ.
	Câu 4 ( 2 điểm):
 	Con lắc A dao động phát ra âm có tần số 50 Hz; âm của con lắc B thực hiện được 100 dao động trong 5 giây.
	a) Tính tần số dao động của con lắc B.
	b) Con lắc nào phát ra âm trầm hơn? Tại sao?
Câu 5 ( 2 điểm):
	- Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.
	- Nhà bác học Ác-si-mét đã làm thế nào để đốt cháy chiến thuyền của quân giặc từ xa. Em hãy nêu cách làm của nhà bác học và giải thích cách làm đó.
 Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 -2015
 Môn: VẬT LÝ 8 
 Thời gian: 45 phút
 ( Không kể thời gian phát đề)
	Câu 1 ( 1,5 điểm):
	- Thế nào là quán tính?
	- Khi đang đi hoặc chạy và bị vấp té, thân người bị ngã sẽ chúi về phía nào? Vì sao?
	Câu 2 ( 1,5 điểm):
	- Thế nào là lực ma sát? Kể tên các loại lực ma sát mà em đã học.
	- Nêu những tác hại của lực ma sát và biện pháp để làm giảm lực ma sát đó.
	Câu 3 ( 3 điểm):
 	Cho một cái ống có độ cao đủ lớn.
	a) Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách đáy ống 0,46 cm. Tính áp suất do thủy ngân tác dụng lên đáy ống và lên điểm A cách đáy ống 0,14 cm. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3.
	b) Để tạo ra một áp suất ở đáy ống như câu a, phải đổ nước vào ống đến mức nào? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
	Câu 4 ( 2 điểm):
 	Treo một vật vào lực kế, khi để ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,5 N. Khi nhúng vật vào bình tràn chứa đầy nước làm 150 cm3 nước tràn ra ngoài.
	a) Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật.
	b) Hãy cho biết khi đó lực kế chỉ bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
 	 Câu 5 ( 2 điểm):
	- Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
- Viết công thức tính tốc độ trung bình của chuyển động không đều. Nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
 Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 -2015
 Môn: VẬT LÝ 9
 Thời gian: 45 phút
 ( Không kể thời gian phát đề)
	Câu 1 ( 2 điểm):
	- Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng? Trong cuộc sống, điện năng tiêu thụ của mạng điện gia đình được đo bằng cách nào và theo đơn vị nào?
	Áp dụng: Trên bếp điện có ghi (220 V – 1000 W).
	a) Các giá trị này có tên gọi là gì và có ý nghĩa như thế nào?
	b) Tính điện năng mà bếp điện tiêu thụ trong 2 giờ khi sử dụng ở hiệu điện thế 220 V.
	Câu 2 ( 1,5 điểm):
 	Phát biểu Định luật Jun-Lenxơ. Viết công thức và cho biết tên, đơn vị các đại lượng trong công thức.
	Câu 3 ( 2 điểm):
	 Hãy phát biểu nội dung qui tắc nắm tay phải.
	Áp dụng: Xác định chiều đường sức từ và tên từ cực của ống dây và nam châm trong hình 1 và hình 2
 Hình 1 Hình 2 
	Câu 4 (1,5 điểm):
	- Hãy nêu các biện pháp để giữ an toàn điện khi tiếp xúc với các dụng cụ, thiết bị điện trong mạng điện gia đình.
	- Để phòng tránh tác hại do điện giật khi cơ thể tiếp xúc với đất và với dụng cụ bị rò điện, người ta thường sử dụng loại thiết bị điện có tên gọi là gì? Và cho biết nó hoạt động ngắt mạch điện khi cường độ dòng điện rò qua cơ thể là bao nhiêu ?
	Câu 5 ( 3 điểm):
 	Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 12 Ω, R2= 36 Ω mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U= 24 V.
	a) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
	b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.
	c) Điện trở R1 thực chất bên trong là hai điện trở R3 và R4 mắc song song với nhau. Khi có dòng điện qua mạch, công suất tiêu thụ của R3 gấp 3 lần công suất tiêu thụ của R4. Tính trị số của điện trở R3, R4. 
 HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VAT LY HK 114-15.doc