Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Sinh học 9 thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Sinh học 9 thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn: Sinh học 9 thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề)
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC KHỐI 9
I. Ma trận đề kiểm tra:
 MĐNT 
Mạch kiến thức
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Các thí nghiệm của Menden
1 câu
1 điểm
1 điểm
Nhiễm sắc thể
1 câu
2 điểm
ADN và gen
1 câu
2 điểm
Biến dị
2 câu 
3 điểm
1 điểm
Tổng điểm
1 điểm
5 điểm
3 điểm
1 điểm
II. Đề kiểm tra:
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11	 ĐỀ KIỂM TRA HỌCKỲ I
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2014 - 2015
 Môn: SINH HỌC 9
	 Thời gian làm bài: 45 phút
	 (Không tính thời gian phát đề)
ĐỀ:
Câu 1: (2 điểm)
	Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng.
Câu 2 : (2 điểm)
Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
	 	Mạch 1: - A – T – G – X – T – X – G –
Mạch 2: - T – A – X – G – A – G – X –
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
Một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau:
- A – U – G – X – U – U – G – A – X -
Xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp nên đoạn ARN trên.
Câu 3: (2 điểm)
	Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là ( 2n+ 1 ) và ( 2n – 1 ) ?
Câu 4: (2 điểm)
	Em hãy cho biết tính chất của thường biến?
	Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?
Câu 5: (2 điểm)
Người đặt nền móng cho di truyền học là linh mục Grego Menden ( 1822-1884 ) . Ông đã trồng khoảng 37000 cây đậu Hà Lan, trong 8 năm liền, phân tích trên một vạn cây lai và khoảng 300000 hạt. Ông đã xác định được tương quan trội lặn ở các cặp tính trạng tương phản của cây đậu Hà Lan : hạt vàng trội so với xanh, hạt trơn trội so với nhăn, hạt vỏ xám trội so với hạt vỏ trắng , đồng tính hay phân ly tính trạng ở các thế hệ lai,. Từ đó rút ra các quy luật di truyền đặt nền móng cho Di truyền học.
Phát biểu nội dung của quy luật phân ly.
Khi đem lai hai giống đậu Hà Lan thuần chủng có hạt vỏ xám với hạt vỏ trắng, tỷ lệ kiểu hình ở F1 , F2 là như thế nào?( Không cần viết sơ đồ lai.)
Vườn trường có trồng 1 cây hoa lạ, đợt quả đầu tiên được 4 quả gồm 3 quả đỏ và 1 quả vàng, em xác định tương quan trội lặn ở tính trạng màu quả như thế nào?
HẾT
III. Đáp án:
Câu 1:
NST chứa ADN và gen . Gen qui định tính trạng. ( 0.5đ )
Những biến đổi của NST sẽ làm biến đổi gen, từ đó làm biến đổi tính trạng. ( 0.5đ )
NST có khả năng nhân đôi trên cơ sở sự nhân đôi của ADN, nhờ đó mà các gen được di truyền. ( 1đ )
Câu 2:
- A – U – G – X – U – X – G – ( 1đ )
Mạch 1: - A – T – G – X – T – T – G – A ─ X ─ ( 0.5đ )
Mạch 2: - T – A – X – G – A – A – X – T ─ G─ ( 0.5đ )
Câu 3:
Do một bên bố hoặc mẹ rối loạn trong giảm phân,1 cặp NST nào đó không phân ly tạo 2 loại giao tử : 
1 loại có cả 2 NST của cặp đó ( n + 1 )
1 loại không có NST của cặp đó ( n – 1 ) ( 1 đ ) 
2 loại giao tử này kết hợp giao tử bình thường tạo thể 2n +1, 2n – 1 ( 1đ )
 Câu 4:
- Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được. ( 1đ )
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất. ( 1đ )
- Câu 5:
Quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử / và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. ( 1đ )
Tỷ lệ F1 là 100% hạt vỏ xám, tỷ lệ F2 là 3 vỏ xám : 1 vỏ trắng. ( 0.5đ )
Chưa thể xác định được. ( 0.5đ )
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9.doc