Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2014 - 2015 môn: Lịch sử 8 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2014 - 2015 môn: Lịch sử 8 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2014 - 2015 môn: Lịch sử 8 thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD&ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN
 TRƯỜNG THCS CẦU KIỆU
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2014 -2015
 MÔN: LỊCH SỬ 8
 THỜI GIAN: 45 phút ( Không kể thời gian phát đề) 
 Câu 1:(3 điểm)
Trình bày tình hình kinh tế, chính trị và đặc điểm các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày những tiến bộ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thế kỉ XVIII –XIX .
Câu 3: (3 điểm)
Em hãy cho biết nội dung và kết quả cuộc Duy Tân Minh Trị.
Câu 4: .(1 điểm)
So sánh sự giống và khác nhau giữa nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
HẾT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
NỘI DUNG – CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ
TỔNG SỐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
 Điểm:
 %
Lịch sử thế giới cận đại:
Chương II: Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Trình bày tình hình kinh tế, chính trị và đặc điểm các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
3 điểm
30%
3 điểm
30%
Bài 8:Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
Trình bày những tiến bộ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thế kỉ XVIII –XIX
3 điểm
30%
3 điểm
30%
Chương III: Châu Á thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX
Lịch sử thế giới hiện đại:
Chương II, III Châu Âu- nước Mĩ và châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Em hãy cho biết nội dung và kết quả cuộc Duy Tân Minh Trị
3 điểm
30%
3 điểm
30%
So sánh sự giống và khác nhau giữa nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
1 điểm
10%
1 điểm
10%
TỔNG SỐ
- Câu :
%
4 câu
10điểm
100%
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
a/ Anh
*Kinh tế:
_ Mất vị trí độc quyền công nghiệp đứng hàng thứ ba thế giới
_ Vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa
_ Nhiều công ti độc quyền ra đời
*Chính trị:
_ Theo chế độ quân chủ lập hiến, Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do thay nhau cầm quyền
_ Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
*Đặc điểm: là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”
b/ Pháp
*Kinh tế:
_ Công nghiệp đứng hàng thứ tư thế giới
_ Nhiều công ti độc quyền ra đời
*Chính trị:
_ Theo chế độ cộng hòa
_ Tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa
*Đặc điểm: là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
c/ Đức
*Kinh tế:
_ Công nghiệp đứng hàng thứ hai thế giới
_ Nhiều công ti độc quyền ra đời
*Chính trị:
_ Theo thể chế liên bang
_ Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động
_ Đòi dùng vũ lực để chia lại thế giới
*Đặc điểm: là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”
d/ Mĩ
*Kinh tế:
_ Công nghiệp đứng đầu thế giới
_ Là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu
_ Nhiều công ti độc quyền ra đời
*Chính trị:
_ Đề cao vai trò của Tổng thống, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền
_ Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
*Đặc điểm: là “xứ sở của các ông vua công nghiệp”
1,0đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ
Câu 2
(3 điểm)
* Khoa học tự nhiên:
- Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng
- Năm 1837, Puốc-kin-giơ khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật.
- Năm 1859, Đác-uyn nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.
* Khoa học xã hội:
- Triết học: xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen 
- Kinh tế học: thuyết chính trị kinh tế học tư sản của Xmít và Ri-các-đô
- Tư tưởng: xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi Mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
- Khoa học xã hội : sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng.
1,5đ
1,5đ
Câu 3
(3 điểm)
*Nội dung:
Tháng 1 - 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành hàng loạt các cải cách tiến bộ:
_ Về chính trị:Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền
_ Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự;chú trọng công nghiệp đóng tàu và sản xuất vũ khí.
+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây.
*Kết quả: Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, trở thành một nước tư bản công nghiệp.
0,5đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5đ
1,0đ
Câu 4
(1 điểm)
*Giống: Đều bị thiệt hại không đáng kể, thu được nhiều lợi nhuận
*Khác:
_ Mĩ: Phát triển nhanh, trở thành trung tâm thương mại, tài chính và công nghiệp của thế giới.
_ Nhật: Chỉ phát triển được vài năm đầu sau chiến tranh rồi lâm vào khủng hoảng, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.
0,25đ
0,75đ

Tài liệu đính kèm:

  • docSu8.CK.doc