Đề kiểm tra học kỳ I môn: Tin học 9 – Năm học: 2015 - 2016 thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Tin học 9 – Năm học: 2015 - 2016 thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn: Tin học 9 – Năm học: 2015 - 2016 thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
TRƯỜNG THCS TÂN LONG HỘI
Họ và tên: .
Lớp: 9/..
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: TIN HỌC 9 – Năm học: 2015-2016
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I. Trắc nghiệm: (5đ) Thí sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng, mỗi câu 0,25đ
Câu 1: Khi soạn thảo xong chương trình Pascal, ta muốn lưu chương trình lại thì ta nhấn phím:
A. Ctrl + F2	B. Ctrl + F9	C. F2	D. F9
Câu 2: Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng:
A. Var S = 24;	B. Var hs : real;	C. Var 5hs : real;	D. Const hs : real;
Câu 3: Câu lệnh: Write(‘15+ 20 = ’,15 + 20); sẽ in ra màn hình là
A. 15+ 20 = 15 + 20	B. 35 = 15 + 20	C. 15 + 20 = 35	D. 35 = 35
Câu 4: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ nào sau đây không phải từ khóa:
A. End	B. Computer	C. Uses	D. Program
Câu 5: Tên nào sau đây là do người lập trình đặt:
A. Real	B. Var	C. n	D. End
Câu 6: Kiểu dữ liệu Integer có giá trị lớn nhất là
A. -32768...+32767	B. 32768	C. 32767	D. 2 tỉ
Câu 7: Trong các tên sau, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal:
A. Tamthoi;	B. 5-Hoa-hong;	C. Dien tich;	D. Begin;
Câu 8: IF a>8 THEN b:=3 ELSE b:=5; Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào?
A. 8	B. 3	C. 0	D. 5
Câu 9: A được khai báo là biến với kiểu xâu, X là biến với kiểu số nguyên. Phép gán hợp lệ là:
A. A:= ‘Lop9’;	B. A:= 5;	C. X:= 5.7;	D. X:= ‘1234’;
Câu 10: Biến a được nhận các giá trị là 0 ; -1 ; 1 ; 2.3 . Ta có thể khai báo a thuộc kiểu dữ liệu nào?
A. Char	B. Integer và Longint	C. Real	D. Integer
Câu 11: Để chạy một chương trình Pascal ta nhấn tổ hợp phím
A. Ctrl+Shift+F9	B. Alt+F9	C. Shitf+F9	D. Ctrl+F9
Câu 12: Khai báo nào sau đây đúng:
A. Program V D;	B. Program Vi_du;	C. Program VD	D. Program: V_D;
Câu 13: Từ khóa để khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình Pascal là:
A. Real	B. End	C. Var	D. Const
Câu 14: Muốn chọn mức độ luyện tập trong Finger Break Out ta chọn vào?
A. Start	B. Stop	C. Score	D. Level
Câu 15: Muốn thoát khỏi Finger Break Out ta dùng tổ hợp phím:
A. Alt + X.	B. Ctrl + X	C. Alt + F4	D. Ctrl + F4
Câu 16: Trong Pascal, muốn dịch chương trình ta dùng tổ hợp phím nào sau đây:
A. Alt + F3	B. Alt + F9	C. Ctrl + F9	D. Ctrl + S
Câu 17: Dãy kí tự ‘20n10’ thuộc kiểu dữ liệu
A. String 	B. Real	C. Integer	D. Char
Câu 18: Kết quả của phép toán 16 div 5 + 3*2 là:
A. 7	B. 8	C. 9	D. 12
Câu 19: Câu lệnh nào sau đây là khai báo hằng:
A. Var n = 20;	B. Const n = 20;	C. Var n := 20;	D. Const n := 20;
Câu 20: Biểu thức toán học được biểu diễn trong Pascal là?
A. (18-4)/(6+1-4)	B. 18-4/6+1-4	C. (18 - 4)/(6+1)-4	D. (18-4)/6+1-4
II. Tự luận: (5đ) 
1. Viết các biểu thức toán dưới đây bằng các kí hiệu trong Pascal: (2đ)
a) =	
b) =	
c) =	
d) =	
2. Hãy sửa lại các lỗi của chương trình sau bằng cách viết lại câu lệnh cho đúng vào dòng tương ứng bên phải (1đ)
var a,b:= integer;
const c:=3;
begin
	a:= 200
	b:= a/c;
	Write(b);
	Readln
end.
3. Viết chương trình Chu vi C và diện tích S của hình chữ nhật (với chiều dài a và chiều rộng b được nhập từ bàn phím) (2đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docTin9HKI(1516).doc