PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN PHÚ NHUẬN TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH VẬT LỚP 8 ( Thời gian 45 phút, không kể thời gian phát đề ) Năm học: 2014 - 2015 Câu 1: (2,5 điểm). Giải thích vì sao máu O là máu chuyên cho, AB là máu chuyên nhận? Câu 2: (2,5 điểm). Cấu tạo các bộ phận hô hấp phù hợp với chức năng của nó? Bộ phận nào quan trọng nhất, vì sao? Câu 3: (3,0 điểm). Chức năng của ruột non? Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng đó? Câu 4: (2,0 điểm). Trình bày quá trình hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Gan đảm nhiệm vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người? ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN PHÚ NHUẬN TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH VẬT LỚP 8 ( Thời gian 45 phút, không kể thời gian phát đề ) Năm học: 2014 - 2015 Câu 1: (2,5 điểm). Giải thích vì sao máu O là máu chuyên cho, AB là máu chuyên nhận? Câu 2: (2,5 điểm). Cấu tạo các bộ phận hô hấp phù hợp với chức năng của nó? Bộ phận nào quan trọng nhất, vì sao? Câu 3: (3,0 điểm). Chức năng của ruột non? Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng đó? Câu 4: (2,0 điểm). Trình bày quá trình hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Gan đảm nhiệm vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người? ĐÁP ÁN SINH 8 HKI 2014-2015 Câu hỏi 1: (2,5 điểm). Giải thích vì sao máu O là máu chuyên cho, AB là máu chuyên nhận? Trong máu người có 2 yếu tố: - Kháng nguyên có trong hồng cầu gồm 2 loại được kí hiệu A và B (0,25đ) - Kháng thể có trong huyết tương gồm 2 loại là a và b (a gây kết dính A, b gây kết dính B). Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu người cho xảy ra do khi vào cơ thể người nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu người nhận gây kết dính. Vì vậy khi truyền máu cần chú ý nguyên tắc là “Hồng cầu của máu người cho có bị huyết tương của máu nhận gây dính hay không”. (0,75đ) a) Máu O là máu chuyên cho: Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho. (0,75đ) b) Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó. (0,75đ) Câu hỏi 2: (2,5 điểm). Cấu tạo các bộ phận hô hấp phù hợp với chức năng của nó? Bộ phận nào quan trọng nhất, vì sao? * Cấu tạo các bộ phận hô hấp phù hợp với chức năng của nó: - Khoang mũi: có lông, tuyến nhầy, mạng mao mạch -> ngăn bụi, làm ẩm và làm ấm không khí. (0,5đ) - Thanh quản: có sụn thanh thiệt -> không cho thức ăn lọt vào khí quản. (0,25đ) - Khí quản – Phế quản: cấu tạo bằng các vành sụn và vòng sụn -> đường dẫn khí luôn rộng mở. Mặt trong có nhiều lông và tuyến nhầy -> ngăn bụi, diệt khuẩn. (0,5đ) - Phổi: đơn vị cấu tạo là phế nang. (0,25đ) + Số lượng phế nang nhiều (700 – 800 triệu) -> tăng bề mặt trao đổi khí. (0,25đ) + Thành phế nang mỏng được bao quanh là mạng mao mạch dày đặc -> trao đổi khí dễ dàng. (0,25đ) * Bộ phận quan trọng nhất là phổi vì: Chức năng của hệ hô hấp là trao đổi khí và quá trình đó được diễn ra ở phế nang, phế nang là đơn vị chức năng của phổi. (0,5đ) Câu 3: (3,0 điểm). Chức năng của ruột non? Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng đó? * Ruột non có 2 chức năng chính là: hoàn thành quá trình tiêu hóa các loại thức ăn và hấp thụ các sản phẩm đã tiêu hóa. (0,25đ) * Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa: - Nhờ lớp cơ ở thành ruột co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa, đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột. (0,25đ) - Đoạn tá tràng có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào. Lớp niêm mạc (đoạn sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột. Như vậy ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hóa tất cả các loại thức ăn, do đó thức ăn được hoàn toàn biến đổi thành những chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu. (0,75đ) * Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất: - Ruột non dài 2,8 – 3m (0,25đ) - Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trên đó có nhiều lông ruột, mỗi lông ruột có vô số lông cực nhỏ, đã tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn lên nhiều lần. (0,5đ) - Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng. (0,5đ) - Màng ruột là màng thấm có chọn lọc chỉ cho vào máu những chất cần thiết cho cơ thể kể cả khi nồng độ các chất đó thấp hơn nồng độ có trong máu và không cho những chất độc vào máu kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu. (0,5đ) Câu 4: (2,0 điểm). Trình bày quá trình hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Gan đảm nhiệm vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người? Các chất dinh dưỡng được hấp thu theo 2 con đường: + Theo đường máu: đường, axit béo và glixerin, axit amin, các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước. (0,5đ) + Theo đường bạch huyết: lipit (các giọt nhọ đã nhũ tương hóa), các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) (0,5đ) Vai trò của gan: gan đảm nhiệm các vai trò + Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa lipit (0,25đ) + Khử các chất độc lọt vào mao mạch máu cùng các chất dinh dưỡng (0,5đ) + Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định (0,25đ) MA TRẬN Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chương III: Tuần hoàn Giải thích vì sao máu O là máu chuyên cho, AB là máu chuyên nhận Số câu Số điểm – Tỉ lệ % 1 câu 2,5 điểm 25% 25 % Chương IV Hô Hấp - Cấu tạo các bộ phận hô hấp phù hợp với chức năng. - Bộ phận nào quan trọng nhất, vì sao. Số câu Số điểm – Tỉ lệ % 1 câu 2,5 điểm 25% 25% Chương V Tiêu hóa - Chức năng của ruột non? - Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng. - Trình bày quá trinh hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng. - Vai trò của Gan trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người? Số câu Số điểm – Tỉ lệ % 1 câu 3 điểm 30% 1 câu 2 điểm 20% 50% Tổng Số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 1 câu 3 điểm 30% 2 câu 4,5 điểm 45% 1 câu 2.5 điểm 25% 4 câu 10 điểm 100%
Tài liệu đính kèm: