Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Ngày soạn: Ngày tháng năm 2021 
Ngày dạy: Ký duyệt của TCM: 
Tuần: .Tiết số: 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
- HS trình bày được một số kiến thức cơ bản đã học: cơ thể người, vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
- Qua bài kiểm tra GV đánh giá trình độ nhận thức của học sinh 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng, ghi nhớ kiến thức làm bài kiểm tra.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, không gian lận trong thi cử kiểm tra.
II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
+ Hình thức: Kết hợp TNKQ + Tự luận
 Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểủ
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI
( 6 Tiết )
- Nêu được định nghĩa mô
- Kể được các loại mô chính và chức năng của chúng.
Số câu:4
Số điểm:1 
 Tỉ lệ: 10%
Số câu: 4
Số điểm:1
Số câu: 4
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
CHƯƠNG II- CHỦ ĐỀ
VẬN ĐỘNG
( 6 Tiết )
- Kể tên các phần của bộ xương người, các loại khớp
-Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao độngđối với sự phát triển của xương và các biện pháp chống cong vẹo cột sống
Số câu:5
Số điểm:2 
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 4
Số điểm:1
Số câu:1
Số điểm:1
Số câu:5
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
CHƯƠNG III- CHỦ ĐỀ
TUẦN HOÀN
( 7 Tiết )
- Xác định các chức năng mà máu đảm nhận với các thành phần cấu tạo, nêu hiện tượng đông máu
- Nêu ý nghĩa của sự truyền máu
Số câu:5
Số điểm:3 
Tỉ lệ:30 %
Số câu: 4
Số điểm:1
Số câu:1
Số điểm:2
Số câu:5
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
CHỦ ĐỀ
HÔ HẤP
( 4 Tiết )
-Khái niệm về dung tích sống
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp liên quan đến chức năng của chúng
- Tác hại của thuốc lá?
Số câu:5
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:4
Số điểm:1
Số câu: 1
Số điểm:1
Số câu:5
Số điểm: 2
Tỉ lệ:20 %
CHƯƠNG V- CHỦ ĐỀ
TIÊU HÓA
( 8 Tiết )
- Trình bày sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học( miệng)và biến đổi hóa học
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
 Số câu:1
 Số điểm:2
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ:20 %
Tổng số câu:20
 Tổng số điểm:10
Tỉ lệ:100%
Tổng số câu:12
 Tổng số điểm:3
 Tỉ lệ: 30%
Tổng số câu:6
 Tổng số điểm:4
 Tỉ lệ: 40%
Tổng số câu:1
 Tổng số điểm:2
 Tỉ lệ: 20%
Tổng số câu:1
 Tổng số điểm:1 
Tỉ lệ: 10%
Đề bài:
I. TRẮC NGHIỆM:( 4 ĐIỂM)
Chọn ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau rồi ghi vào tờ giấy làm bài kiểm tra.
Câu 1: Trong quá trình đông máu tế bào máu nào sau đây tham gia hình thành khối đông máu?
a. Hồng cầu b. Bạch cầu c.Tiểu cầu d. Huyết thanh
Câu 2: Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) kết hợp với CO2 máu có màu
 a. Đỏ tươi.	 b. Đỏ thẫm.	c. Đen	 d. Vàng nhạt.
 	Câu 3: Thành phần cấu tạo máu gồm:
a. Huyết tương và các tế bào máu c. Huyết tương và hồng cầu.
b. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. d. Huyết tương và bạch cầu.
Câu 4: Bạch cầu gồm mấy loại?
a. 4 b.5. c. 2. d. 3.
Câu 5: Ở người có các loại mô nào sau đây?
a. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô phân sinh.
b. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.
c. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ tim, mô phân sinh.
d. Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ tim, mô cơ trơn
Câu 6: Ở người mô liên kết gồm:
a. Mô cơ, mô sợi, mô sụn, mô xương.
b. Mô biểu bì, mô sợi, mô xương, mô mỡ.
c. Mô cơ vân, mô sợi, mô xương, mô mỡ.
d. Mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ.
Câu 7: Mô là
a. Một tập hợp tế bào có cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
b. Một tập hợp tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau trong cơ thể.
c. Một tập hợp tế bào có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau trong cơ thể.
d. Một tập hợp tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận các chức năng nhất định trong cơ thể.
Câu 8: Máu được xếp vào loại mô nào?
a. Mô thần kinh. b. Mô biểu bì . c. Mô cơ. d. Mô liên kết.
Câu 9: Ở người khớp nào sau đây là khớp động?
a. Khớp hộp sọ. b. Cột sống. c. Khớp đầu gối. d. Khớp hộp sọ, cột sống.
Câu10: Khối xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa
a. Mô b. Tế bào. c. Não. d. Sụn.
Câu11: Bộ xương người gồm nhiều xương được chia thành 3 phần là:
a. Xương cổ, xương thân, xương chi. c. Xương đầu, xương thân, xương chân
b. Xương đầu, xương thân, xương chi. d. Xương đầu, xương thân, xương tay.
Câu12: Xương thân gồm:
a. Xương cột sống và xương sườn . b. Xương cột sống và đốt sống. 
c. Xương cột sống, xương sườn, xương ức. d. Xương sườn và xương lồng ngực.
Câu13: Dung tích sống là gì?
a. Là thể tích khí khi hít vào gắng sức 
b. Là thể tích khí lớn nhất mà một cơ thể hít vào và thở ra 
c. Là tổng dung tích của phổi 
d. Là tổng dung tích của khí cặn và khí lưu thông 
Câu14: Nắp thanh quản có chức năng
a. Để thức ăn không vào đường tiêu hóa 
b. Để không khí không vào đường hô hấp
c. Để thức ăn không vào đường hô hấp.
d. Để không khí vào đườngtiêu hóa.
Câu15: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?
a. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic
b. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi
c. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic
d. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ
Câu 16: Cơ quan hô hấp gồm các bộ phận:
a. Hai lá phổi và các mao mạch
b. Đường dẫn khí và hai lá phổi 
c. Khí quản và hai lá phổi 
d. Thanh quản và khí quản
II. TỰ LUẬN ( 6 ĐIỂM)
Câu 1: Nêu các biện pháp vệ sinh hệ vận động ?( 1 đ)
Câu 2: Trong gia đình có 4 người: Cha có nhóm máu O, mẹ có nhóm máu A, con gái thứ nhất có nhóm máu AB, con gái thứ 2 có nhóm máu B, hãy lập sơ đồ cho nhận giữa các nhóm máu của 4 người trong gia đình trên trên? Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao? (2đ)
Câu 3: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp? ( 1đ )
Câu 4: Tại khoang miệng thức ăn xảy ra những biến đổi nào trong quá trình tiêu hóa, những hoạt động nào tham gia vào biến đổi đó? Tại sau khi nhai cơm lâu trong miệng có vị ngọt ( 2 đ)	
..............................Hết..................................
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
c
b
a
b
b
d
d
d
c
c
b
c
b
c
c
a
II.TỰ LUẬN:
Câu 1: (1 đ)
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
	+ Tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp chuyển hoá canxi tạo xương.
	+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
Để chống cong, vẹo cột sống cần chú ý:
+ Khi mang vật nặng, phải mang vác đều 2 tay, 2 vai, mang vác vừa sức.
+ Tư thế làm việc, ngồi học ngay ngắn không nghiêng vẹo, không cúi gò lưng.
Câu 2: (2 đ) - Sơ đồ cho và nhận giữa 4 nhóm máu (1 đ)
(Đề 1)- Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O được. Vì nhóm máu O có chứa cả α và β, biết rằng A gặp α sẽ gây kết dính, B gặp β sẽ gây kết dính → không truyền được. (1 đ)
(Đề 2)- Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O. Vì đó là nhóm máu O → không gây kết dính. (1đ)
Câu 3 (1đ)
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau:
– CO2: Chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
– NO2: Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều cao.
– Nicôtin: Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.
Câu 4: ( 2đ)
	- Tại khoang miệng thức ăn xảy ra hai biến đổi: lí học và hoá học
	- Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn	- biến đổi hóa học: Hoạt động của enzym amilaza( 1 đ)	 
- Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có vị ngọt vì tinh bột chịu tác dụng của enzym amilaza trong nước bọt và biến một phần tinh bột thành đường mantôzơ, đường này tác dụng lên gai vị giác nên ta cảm thấy ngọt.( 1 đ)
	..............................Hết..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022_co.doc