Họ và tên................................. Lớp 7/..... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- MÔN SINH 7 Năm học 2015 - 2016 ( Thời gian làm bài: 45 phút) CK giám thị ....................... Số phách.............. ......................................................................................................................................................... Điểm thi bằng số Điểm thi bằng chữ Chữ kí GK 1 Chữ kí GK 2 Số phách I. TRẮC NGHIỆM (4đ): Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào phần bài làm: 1. Trùng kiết lị kí sinh trong cơ thể người ở : A. Gan. B. Tụy. C. Thành ruột. D. Tá tràng. 2. Động vật cho biết mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào là: A. Trùng roi xanh. B. Trùng biến hình. C. Trùng giày. D. Tập đoàn Vôn vốc. 3. Động vật thuộc ngành ruột khoang có đặc điểm: A. Đối xứng toả tròn, ruột dạng túi. B. Đối xứng toả tròn , ruột dạng thẳng. B. Đối xứng toả tròn, ruột phân nhánh. D. Đối xứng hai bên, ruột dạng túi.. 4. Con gì sống cộng sinh với tôm ở nhờ mới di chuyển được? A. Thuỷ tức. B. Sứa. C. San hô. D. Hải quỳ. 5. Sán lá máu và sán lá gan, sán dây được xếp chung một ngành giun dẹp vì : A. Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên. B. Có lối sống kí sinh. C. Có lối sống tự do. D. Sinh sản vô tính hoặc hữu tính. 6. Cấu tạo có ở giun đất mà không có ở giun đũa và sán lá gan là: A. Hệ tiêu hóa. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ hô hấp. D. Hệ thần kinh. 7. Trai lấy thức ăn theo kiểu thụ động. Vậy động lực chính hút nước và thức ăn vào khoang áo tới lỗ miệng là: A. Ống thoát. B. Ống hút. C. Lỗ miệng. D. .Hai đôi tấm miệng. 8. Cơ quan bài tiết của tôm nằm ở: A. Gốc râu. B. Khoang miệng. C. Bụng. D. Đuôi. II. TỰ LUẬN : (6 điểm ) 1. (1,5 điểm): Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung? 2. (2,0 điểm ) Nêu tác hại của giun đũa đối với đời sống con người, từ đó hãy đề xuất các biện pháp để hạn chế những tác hại này? 3.(1,5đ): Trai sinh sản như thế nào? Tại sao trong ao nuôi cá không thả trai mà tự nhiên lại có? 4.(1 điểm) Nêu biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ở địa phương em. . BÀI LÀM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 4 điểm Mỗi phương án đúng đạt 0.5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/ án .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC 7 NĂM HỌC 2015-2016 PHẦN TRẮC NGHIỆM :(4 điểm ) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D A D A B D A PHẦN TỰ LUẬN : 6 ĐIỂM Câu 1(1,5 điểm): Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung: - Cơ thể gồm 3 phần : đầu , ngực , bụng. - Đầu có 1 đôi râu , ngực có đôi chân và thường có 2 đôi cánh. - Hô hấp bằng ống khí. (Mỗi ý đúng được 0.5 điểm) Câu 2:( 2 điểm ) *Tác hại của giun đũa đối đời sống con người( mỗi ý 0,25đ) Lấy tranh chất dinh dưỡng của cơ thể. Gấy tắt ruột, tắt ống dẫn mật dẫn đến rối lọan tiêu hóa. Tiết độc tố gây hại cơ thể. Người mắc bệnh giun đũa là ổ phát tán bệnh cho cộng đồng * Biện pháp để hạn chế những tác hại của bệnh giun đũa:( mỗi ý 0,25đ) - Ăn uống hợp vệ sinh (thức ăn rủa sạch, nấu chín, đậy kĩ, không uống nước lã) - Diệt trừ ruồi nhặng. vệ sinh mới công cộng. - Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm Câu 3: (1,5 điểm ) Đến mùa sinh sản , trai đực tiết tinh dịch chứa tinh trùng theo nước chuyển đến thụ tinh với trứng của trai cái ( 0,25đ). Trứng thụ tinh được giữ trong tấm mang( 0,25đ). Ấu trùng sau được nở ra , sống ở mang mẹ một thời gian rồi bám vào mang cá một vài tuần ( 0,25đ). Sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành. ( 0,25đ) Chính vì có giai đoạn ấu trùng bám vào da và mang cá nên khi đem cá từ nơi này đến nơi khác , ấu trùng rơi xuống bùn ao và phát triển . nên ao nuôi cá không thả trai mà tự nhiên lại có.( 0,5đ) Câu 4: (1,0 điểm)( mỗi ý 0,25đ) Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là : - Phải bảo vệ sâu bọ có ích ( bọ ngưa. ếch. rắn...) - Dùng biện pháp cơ học ( bắt bằng tay, dùng vợt...) - Dùng biện pháp lí học ( bẩy đèn...) - Biện pháp sinh học(sử dụng thiên địch) để diệt sâu bọ có hại, như: ong mắt đỏ ... * Mỗi câu đúng hoàn toàn được hưởng trọn số điểm , nếu sai hoặc không đủ ý tuỳ theo mức độ mà bớt điểm cho phù hợp. Trường THCS Phổ Thạnh Tổ tự nhiên 2 GV Đinh Văn Lộc MA TRẬN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN ; SINH HỌC 7 I. MUC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố lại nội dung các đặc điểm, cấu tạo, lối sống, vai trò, các đại diện của các nghành đã học. - Biết cách bảo vệ động vật có ích. - Biết vệ sinh phòng bệnh. 2 Kĩ năng: Có kĩ năng làm bài kiểm tra. 3 Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong thi cử, trung thực trong kiểm tra. II TỰ LUẬN Tỉ lệ : 4: 6 Mức độ Kiến thức Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Động vật nguyên sinh 1 (0,5đ) 1 (0,5đ) 1,0 đ Ruột khoang 1 (0,5đ) 1 (0,5đ) 1,0 đ Các ngành giun 1 (0,5đ) 1 (2,0đ) 1 (0,5đ) 3,0 đ Thân mềm 1 (1,5đ) 1 (0,5đ) 2,0 đ Chân khớp 1 (0,5đ) 1 (1,5đ) 1 (1,0đ) 2,0 đ Tổng 3,0đ 4,0đ 2,0 đ 1, 0 đ 10.0 đ
Tài liệu đính kèm: