Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn lớp 9

doc 21 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 7976Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn lớp 9
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
(THAM KHẢO)
CHỦ ĐỀ 1: HỘI THOẠI
I.Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS.
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
a. Về kiến thức: Qua bài kiểm tra, GV đánh giá lại mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở các nội dung sau:
 - Nội dung 5 phương châm hội thoại ( phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự)
 - Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 - Những trường hợp người nói không tuân thủ phương châm hội thoại.
 - Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt; mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
b. Về kĩ năng: 
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng các phương châm hội 
 - Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
 - Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại; có ý thức đúng trong việc tuân thủ hay vi phạm phương châm hội thoại trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
 - Rèn luyện kĩ năng nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp, thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể
c. Về thái độ: 
- Ý thức đúng việc tuân thủ phương châm hội thoại trong hoạt động giao tiếp.
 - Sử dụng phù hợp phương châm hội thoại trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
 - Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp
2. Mô tả các mức độ yêu cầu năng lực HS:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 - Nêu được các PCHT, các nguyên nhân không tuân thủ PCHT; các căn cứ để lựa chọn từ ngữ xưng hô khi giao tiếp
- Xác định được PCHT cụ thể
- Phân tích
- Trình bày
- Giải thích
Vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết tình huống mới trong học tập, trong giao tiếp
Vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực:
Câu hỏi nhận biết: 
Câu 1: Kể tên các phương châm hội thoại đã học. Trình bày nội dung của một trong những phương châm hội thoại mà em vừa kể
Đáp án: 
5 phương châm hội thoại:
+ Phương châm về lượng, 
+ Phương châm về chất, 
+ Phương châm quan hệ, 
+ Phương châm cách thức, 
+ Phương châm lịch sự.
Nêu được nội dung 1 trong 5 phương châm hội thoại.
 Câu 2:Câu ca dao: “Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nôi dung của phương châm hội thoại đó.
Đáp án: 
- Câu ca dao trên liên quan đến phương châm lịch sự.
- Nội dung của phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Câu 3: Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân nào em cần tránh?
Đáp án: 
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa trong giao tiếp;
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
- Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
 Câu 4: Để sử dụng từ ngữ xưng hô cho thích hợp, người nói cần căn cứ vào đâu?
Đáp án:
Do tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm nên người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Câu 5: Đọc đoạn trích sau và cho biết nhân vật anh thanh đã tuân thủ đúng phương châm hội thoại nào? Phát biểu nội dung của phương châm hội thoại đó.
“Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
-Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! ”
 (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) Đáp án:
-Anh thanh niên tuân thủ đúng phương châm lịch sự
- Nội dung của phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
 2. Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Đôi khi người nói cố tình vi phạm PCHT. Hãy giải thích vì sao?
Đáp án: Đôi khi người nói cố tình vi phạm PCHT có thể là do
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
- Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Câu 2: Đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt):
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Hãy xác định lời thoại nào của người bà đã vi phạm PCHT? Bà đã vi phạm PCHT nào? Vì sao?
Đáp án:
- Lời thoại của người bà đã vi phạm PCHT là: “Chớ kể này, kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
- Người bà vi phạm phương châm về chất
- Vì công việc của con bà ở chiến khu là quan trọng nên bà cố tình nói sai sự thật để con bà yên tâm công tác. 
Câu 3: Vận dụng PCHT để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng các cụm từ như: như anh đã biết rồi đó , như tôi đã nói ban đầu
 Đáp án: khi người nói dùng những cụm từ trên tức là người nói tuân thủ đúng phương châm về lượng. Vì nếu nói nữa sẽ bị thừa.
Câu 4: Đọc câu chuyện sau:
 Trứng vịt muối
Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh;
 - Cùng là trứng vịt sao quả này mặn nhỉ?
 - Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.
 - Thế trứng vịt muối ở đâu ra?
 Người anh ra vẻ thông thạo bảo;
Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao!
Trong câu chuyện trên, lời thoại nào đã vi phạm PCHT và vi phạm PCHT nào? Vì sao?
Đáp án:
- Lời thoại vi phạm phương châm là: Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao!
- Vi phạm phương châm về chất vì nói sai sự thật.
Câu 5: Tìm 2 thành ngữ trong đó người nói tuân thủ đúng PCHT. Cho biết 2 thành ngữ đó tuân thủ PCHT nào? 
Đáp án: HS nêu được 2 thành ngữ và chỉ ra được nó tuân thủ PCHT nào.
3. Vận dụng thấp:
Câu 1: Đọc câu chuyện: 
 Trứng vịt muối
Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh;
 - Cùng là trứng vịt sao quả này mặn nhỉ?
 - Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.
 - Thế trứng vịt muối ở đâu ra?
 Người anh ra vẻ thông thạo bảo;
Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao!
 Em hãy sửa lại lời thoại mà em cho là vi phạm PCHT để nhân vật sử dụng đúng phương châm.
Đáp án: HS có những cách sửa khác nhau miễn sao phù hợp
Câu 2: Đọc đoạn trích sau đây:
 “Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
Thì má cứ kêu đi.
 Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
Vô ăn cơm!
 Anh sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
Cơm chín rồi!
 Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá,quay lại mẹ và bảo:
Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
 (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Hãy phân tích việc vận dụng phương châm hội thoại của nhân vật bé Thu.
Đáp án:
- HS phân tích được bé Thu đã vi phạm phương châm lịch sự vì bé Thu đã không lễ phép với người lớn;
- Chỉ ra được những lời thoại vi phạm phương châm lịch sự của bé Thu:
 + Thì má cứ kêu đi.
 + Vô ăn cơm!
 + Cơm chín rồi!
 + Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
àCác lời thoại của bé Thu hầu như nói trổng, dùng từ “người ta” để xưng hô, không có từ biểu cảm, thái độ dùng dằng, khó chịu.
Nguyên nhân: bé Thu không chấp nhận anh sáu là cha, nó phản đối anh sáu và cả mẹ nó.
Câu 3: Cho đoạn thoại sau đây:
A -Cậu thấy Lan học có giỏi không?
 B -Tớ thấy Lan chơi đàn rất hay.
Vận dụng các PCHT đã học để phân tích đoạn thoại trên.
Đáp án:
- Câu trả lời của B đã vi phạm phương châm quan hệ (nói lạc đề).
- B cố tình vi phạm phương châm quan hệ để hướng người nghe hiểu theo một hàm ý ( Lan học không giỏi) và để đảm bảo phương châm lịch sự (không muốn nói thẳng là Lan học không giỏi) 
4. Vận dụng cao:
Câu 1: Đặt một đoạn thoại trong đó người nói vi phạm PCHT. Phân tích nguyên nhân người nói vi phạm phương châm. Từ đó em rút ra bài học gì khi vận dụng các PCHT trong giao tiếp?
Đáp án: 
- HS đặt đúng đoạn thoại theo yêu cầu về nội dung: có lời thoại vi phạm PCHT. Phân tích được nguyên nhân người nói vi phạm phương châm.
- Đúng hình thức đối thoại, chú ý cách dùng từ, đặt câu, chính tả,
- Rút ra bài học khi vận dụng các PCHT trong giao tiếp
Câu 2: Viết đoạn văn với chủ đề “tế nhị, lịch sự trong giao tiếp” có sử dụng một câu thành ngữ hay tục ngữ liên quan đến chủ đề trên.
Đáp án: HS viết được đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nội dung: hướng tới chủ đề “tế nhị, lịch sự trong giao tiếp”
 - Hình thức: đảm bảo cách dùng từ, đặt câu, cấu trúc đoạn, 
III. Ma trận đề: 
Đề kiểm tra 45 phút
Tên chủ đề
Hội thoại
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng
 Thấp 
 Cao
Các phương châm hội thoại
Xác định được PCHT và nêu được nội dung của nó
Chỉ ra được lời thoại vi phạm phương châm. Giải thích được nguyên nhân vi phạm
Vận dụng các phương châm hội thoại đã học để phân tích tình huống trong cuộc sống. 
Đặt được đoạn thoại mà người nói vi phạm PCHT. Phân tích được nguyên nhân vi phạm
Số câu
Số điểm
 1
 1.0đ
 1
 3đ
 1
 3.0 đ
 1
 2.0đ
 4
9.0đ
Xưng hô trong hội thoại
Nêu được các căn cứ để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
Số câu
Số điểm
 1
 1.0đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
 2
 2đ
 20%
 1
 3đ
 30%
 1
 3.0 đ
 30%
 1
 2.0đ
 20%
 5
10đ
100
%
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Để sử dụng từ ngữ xưng hô cho thích hợp, người nói cần căn cứ vào đâu? (1 đ)
Câu 2: Đọc đoạn trích sau và cho biết nhân vật anh thanh đã tuân thủ đúng phương châm hội thoại nào? Phát biểu nội dung của phương châm hội thoại đó. (1đ)
“Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
-Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! ”
 (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) 
Câu 3: Đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt):
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Hãy xác định lời thoại nào của người bà đã vi phạm PCHT? Bà đã vi phạm PCHT nào? Vì sao?
Câu 4: Cho đoạn thoại sau đây:
A - Cậu thấy Lan học có giỏi không?
 B - Tớ thấy Lan chơi đàn rất hay.
Vận dụng các PCHT đã học để phân tích đoạn thoại trên.
Câu 5: Đặt một đoạn thoại trong đó người nói vi phạm PCHT. Phân tích nguyên nhân người nói vi phạm phương châm. Từ đó em rút ra bài học gì khi vận dụng các PCHT trong giao tiếp?
 ĐÁP ÁN 
Câu 1: Do tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm nên người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp (1 đ)
- Mức tối đa: 1 đ
- Tùy mức độ bài làm của hs mà ghi điểm cho phù hợp.
Câu 2:
- Anh thanh niên tuân thủ đúng phương châm lịch sự (0.5 đ)
- Nội dung của phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. (0.5 đ)
Câu 3:
- Lời thoại của người bà đã vi phạm PCHT là: “Chớ kể này, kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” (1 đ)
- Người bà vi phạm phương châm về chất (1 đ)
- Vì công việc của con bà ở chiến khu là quan trọng nên bà cố tình nói sai sự thật để con bà yên tâm công tác. (1 đ)
Câu 4:
- Câu trả lời của B đã vi phạm phương châm quan hệ (nói lạc đề) (1 đ)
- B cố tình vi phạm phương châm quan hệ để hướng người nghe hiểu theo một hàm ý ( Lan học không giỏi) và để đảm bảo phương châm lịch sự (không muốn nói thẳng là Lan học không giỏi) (2 đ)
Câu 5: 
- HS đặt đúng đoạn thoại theo yêu cầu về nội dung: có lời thoại vi phạm PCHT. Phân tích được nguyên nhân người nói vi phạm phương châm (1.0 đ)
- Đúng hình thức đối thoại, chú ý cách dùng từ, đặt câu, chính tả, (0.5đ)
- Rút ra bài học khi vận dụng các PCHT trong giao tiếp (0.5đ)
CHỦ ĐỀ 2: TỪ VỰNG
I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS.
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
a. Về kiến thức: Qua bài kiểm tra, GV đánh giá lại mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở các nội dung sau: cấu tạo từ, cấp độ khái quát của từ, nghĩa của từ, các lớp từ, các biện pháp tu từ từ vựng, sự phát triển của từ ngữ, ...
b. Về kĩ năng: 
- Nhận biết và sử dụng đúng từ vựng nói chung
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng thích hợp từ ngữ trong giao tiếp, trong tạo lập văn bản
c. Về thái độ: 
- Ý thức đúng việc sử dụng từ ngữ trong hoạt động giao tiếp.
 - Sử dụng từ ngữ phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
 - Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
2. Mô tả các mức độ yêu cầu năng lực HS:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 - Nêu được các PCHT, các nguyên nhân không tuân thủ PCHT; các căn cứ để lựa chọn từ ngữ xưng hô khi giao tiếp
- Xác định được PCHT cụ thể
- Phân tích
- Trình bày
- Giải thích
Vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết tình huống mới trong học tập, trong giao tiếp
Vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực:
Câu hỏi nhận biết: 
Câu 1: Kể tên các biện pháp tu từ từ vựng đã học.
Đáp án: Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
Câu 2: Đoạn thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào?
Trăng cứ tròn vành vạnh, 
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Đáp án: biện pháp nhân hóa (trăng kể chi, trăng im phăng phắc)
Câu 3: Nêu các cách phát triển từ vựng tiếng Việt.
Đáp án: Các cách phát triển từ vựng tiếng Việt:
-Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc
-Tạo từ ngữ mới
-Mượn từ ngữ nước ngoài.
Câu 4: Chỉ ra 5 từ Hán Việt trong đoạn văn sau:
 “Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết. Chàng tuy giận là nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả”
Đáp án: hs nêu đúng 5 từ Hán Việt trong đoạn văn (như: nàng, chàng, thất tiết, tự tận, )
Câu 5: Các từ sau đây từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép?
Non nước, thình lình, phăng phắc, ấp iu, nhờn nhợt, nghe ngóng, nhẫn nhục.
Đáp án:
-Từ láy: thình lình, phăng phắc, nhờn nhợt
-Từ ghép: Non nước, ấp iu, nghe ngóng, nhẫn nhục.
 2.Câu hỏi thông hiểu: 
Câu 1: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không? Vì sao?
Đáp án: Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Cùng với sự phát triển của xã hội thì từ vựng cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người.
Câu 2: Phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Cho ví dụ minh họa.
Đáp án:
-Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (cho ví dụ )
-Tục ngữ: là câu tương đối hoàn chỉnh, biểu thị một phán đoán, một nhận định (cho ví dụ )
Câu 3: Các cặp từ trái nghĩa sau đây có gì khác nhau?
-Trắng – đen
-Thức – ngủ
Đáp án:
-Cặp từ “ trắng- đen” là trái nghĩa thang độ: cái này không có nghĩa là phủ định cái kia (không trắng không có nghĩa là đen, không đen không có nghĩa là trắng)
-Cặp từ “thức – ngủ” là trái nghĩa lưỡng phân: hai khái niệm đối lập nhau, loại trừ nhau, khẳng định cái này là phủ định cái kia (không thức có nghĩa là ngủ, không ngủ có nghĩa là thưc)
Câu 4: Phát hiện và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Đáp án:
- “Bàn tay” để chỉ con người à hoán dụ
- Sỏi đá cũng thành cơm à nói quá
- Tác dụng: sức mạnh của sự quyết tâm xây dựng đất nước sau chiến tranh
Câu 5: Nhóm các từ sau đây thành các trường từ vựng khác nhau và gọi tên trường cho phù hợp: giận dữ, nhạt, lam, từ tốn, hồng, dịu dàng, đậm, vui vẻ.
Đáp án:
- Giận dữ, từ tốn, dịu dàng, vui vẻ à trạng thái con người
- Nhạt, lam, hồng, đậm à màu sắc
3.Vận dụng thấp:
Câu 1: Viết đoạn văn phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong bài thơ sau:
Sao đã cũ
Trăng thì già
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba !
Con bắt đầu biết thương yêu
Như ba bắt đầu gian khổ
Đêm sinh con hoa quỳnh nở
Một bông trắng xóa hương bay 
Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau mẹ
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt
Đây bàn tay ba rắn chắc
Cho ba ẳm, ba thơm
Thịt xương, hòn máu của ba đây có mùi của mẹ
Ba nhìn sao cũ
Ba nhìn trăng già
Bầu trời thêm một ngôi sao mới
Ngôi sao biết gọi: ba! ba!
Đáp án:
- Nội dung: hs phân tích được các biện pháp tu từ như nhân hóa (trăng già), so sánh (Con bắt đầu biết thương yêu/Như ba bắt đầu gian khổ), ẩn dụ (Bầu trời thêm một ngôi sao mới) à cảm xúc dường như cả vũ trụ đều tươi trẻ lại khi con cất tiếng gọi đầu đời: ba. đó là tiếng gọi thiêng liêng, tiếng gọi đánh dấu sự hiện hữu của tình cha con; niềm vui sướng tột độ của người cha về đứa con mình
- Hình thức: viết được đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ, biết cách dùng từ, đặt câu, liên kết logic, mạch lạc
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn phân tích nét độc đáo trong cách sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”
Đáp án:
 -Nội dung: hs phân tích được hai trường từ vựng:
+Trường chỉ bộ phận cơ thể người: đầu, mặt, mắt, miệng
+Trường chỉ hoạt động: xô lại,ép, ngoẹo, mếu, khóc
Sự đau khổ của lão Hạc khi bán chó
-Hình thức: viết được đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ, biết cách dùng từ, đặt câu, liên kết logic, mạch lạc
Câu 3: Vận dụng kiến thức về nghĩa của từ để nhận xét vè cách dùng từ “xuân” trong hai văn cảnh sau:
 a.Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chin chục đã ngoài sáu mươi
b.Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mũ thay lời nước non
Đáp án:
a.Xuân: một mùa trong năm à nghĩa gốc
b.Xuân: tuổi trẻ ànghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
4.Vận dụng cao:
Câu 1: Viết đoạn văn giới thiệu trường em trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh
Đáp án:
-Nội dung:
+Viết đúng chủ đề: giới thiệu trường em
+Có dùng đúng phép nhân hóa và so sánh
-Hình thức: viết được đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ, biết cách dùng từ, đặt câu, liên kết logic, mạch lạc
Câu 2: Em hãy chứng minh rằng từ Hán Việt cũng có hiện tượng đồng âm
Đáp án: hs chứng minh phù hợp theo yêu cầu bài tập
VD: từ “thiên” trong:
+Thiên: ngàn (thiên binh vạn mã) 
+Thiên: trời (Ông thiên )
+Thiên: nghiêng lệch (thiên dị)
+Thiên: dời đi (Thiên đô chiếu)
III. Ma trận đề: 
Đề kiểm tra 45 phút
Tên chủ đề
Từ vựng
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng
 Thấp 
 Cao
Các biện pháp tu từ từ vựng
Xác định được các biện pháp tu từ từ vựng trong văn cảnh cụ thể
Chỉ ra được các biện pháp tu từ từ vựng trong văn cảnh cụ thể và nêu được tác dụng của nó
Viết được đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ. Phân tích được tác dụng của nó
Số câu
Số điểm
 1
 1.0đ
 1
 1.5đ
 1
 3.0đ
 3
5.5 đ
Các cách phát triển từ vựng tiếng Việt
Nêu được các cách phát triển từ vựng tiếng Việt
Số câu
Số điểm
 1
 1.0đ
1
1.0 đ
Thành ngữ, tục ngữ
Phân biệt được thành ngữ, tục ngữ. Nêu được ví dụ minh họa
Số câu
Số điểm
1
1.5đ
1
1.5 đ
Nghĩa của từ
Vận dụng kiến thức vê nghĩa của từ để nhận xét cách dùng từ
Số câu
Số điểm
1
2.0 đ
1
2.0 đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2
2 đ
20%
2
3 đ
30%
1
2 đ
20%
1
3 đ
30%
6
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Đoạn thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào?
Trăng cứ tròn vành vạnh, 
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Câu 2: Nêu các cách phát triển từ vựng tiếng Việt.
Câu 3: Phát hiện và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 Câu 4: Phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Cho ví dụ minh họa.
Câu 5: Vận dụng kiến thức về nghĩa của từ để nhận xét về cách dùng từ “xuân” trong hai văn cảnh sau:
 a.Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chin chục đã ngoài sáu mươi
b.Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mũ thay lời nước non
 Câu 6: Viết đoạn văn giới thiệu trường em trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh
 ĐÁP ÁN
Câu 1: biện pháp nhân hóa (trăng kể chi, trăng im phăng phắc): 1 đ
Câu 2: Các cách phát triển từ vựng tiếng Việt:
-Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc (0.5 đ)
-Tạo từ ngữ mới (0.25 đ)
-Mượn từ ngữ nước ngoài. (0.25 đ)
Câu 3:
-“Bàn tay” để chỉ con người à hoán dụ (0.5 đ)
-Sỏi đá cũng thành cơm à nói quá (0.5 đ)
-Tác dụng: sức mạnh của sự quyết tâm xây dựng đất nước sau chiến tranh (0.5 đ)
Câu 4: 
-Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (0.5 đ). Cho ví dụ (0.25 đ)
-Tục ngữ: là câu tương đối hoàn chỉnh, biểu thị một phán đoán, một nhận định (0.5 đ). Cho ví dụ (0.25 đ) 
Câu 5:
a.Xuân: một mùa trong năm à nghĩa gốc (1 đ)
b.Xuân: tuổi trẻ ànghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ (1 đ)
Câu 6:
-Nội dung:
+Viết đúng chủ đề: giới thiệu trường em (1 đ)
+Có dùng đúng phép nhân hóa và so sánh (1 đ)
 -Hình thức: viết được đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ, biết cách dùng từ, đặt câu, liên kết logic, mạch lạc (1 đ)
 ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN
1. Đề: Chợ hoa trong những ngày tết là một nét văn hóa truyền thống của người Viêt Nam. Em hãy viết bài văn giới thiệu chợ hoa ngày tết ở quê em.
Đáp án: 
*Nội dung:
a. Mở bài: Giới thiệu một nét văn hóa truyền thống của dân tộc: chợ hoa ngày tết
b. Thân bài:
- Thời gian diễn ra chợ hoa, tên chợ
- Khung cảnh chợ hoa, cách bày trí hoa, các loại hoa được bày bán (kết hợp miêu tả và các biện pháp nghệ thuật)
- Các hoạt động ở chơ hoa: người đi chợ, người bán hoa, cảnh mua bán, cách lựa chọn hoa, loại hoa được ưa chuộng, giá cả các loại hoa?
- Ngoài việc đi chợ mua hoa, đi chợ hoa còn nhằm mục đich gì?
- Chợ hoa thường kết thúc khi nào?
c.Kết bài: Cảm nghĩ về chợ hoa
* Về hình thức: HS viết được bài văn đảm bảo được tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa đoạn văn với đoạn văn. Ý mạch lạc, câu văn rõ ràng, không mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
2. Đề: 
 Mỗi lần làm được một việc tốt là mỗi lần ta hạnh phúc. Hãy kể lại một việc làm tốt của em khiến em hạnh phúc.
 Đáp án:
 *Nội dung:
 a. Mở bài: Giới thiệu việc làm tốt
 b. Thân bài:
 - Kể diễn biến sự việc (mở đầu, phát triển, kết thúc) 
 - Tâm trạng khi làm được việc tốt (miêu tả nội tâm)
 - Bài học rút ra (nghị luận) 
 c. Kết bài: Lời khuyên đối với mọi người 
* Về hình thức: HS viết được bài văn đảm bảo được tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa đoạn văn với đoạn văn. Ý mạch lạc, câu văn rõ ràng, không mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – 120 phút
 ĐỀ 1
III. Ma trận đề: 
Tên chủ đề
Từ vựng
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng
 Thấp 
 Cao
Các biện pháp tu từ từ vựng
Xác định được các biện pháp tu từ từ vựng trong văn cảnh cụ thể
Số câu
Số điểm
 1
 1đ
 1
1đ
Đoàn thuyền đánh cá
 Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Số câu
Số điểm
 1
 1đ
1
1 đ
Thành ngữ, tục ngữ
Phân biệt được thành ngữ, tục ngữ. Nêu được ví dụ minh họa
Số câu
Số điểm
1
2đ
1
2 đ
Văn thuyết minh
Viết được bài văn thuyết minh có kết hợp miêu tả và các biện pháp nghệ thuật
Số câu
Số điểm
1
6đ
1
6 đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2
2 đ
20%
1
2 đ
20%
1
6 đ
60%
4
10
100%
ĐỀ:
Câu 1: Đoạn thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào? (1 đ)
Trăng cứ tròn vành vạnh, 
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình 
Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận (1 đ) 
 Câu 3: Phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Cho ví dụ minh họa.
Câu 4: Chợ hoa trong những ngày tết là một nét văn hóa truyền thống của người Viêt Nam. Em hãy viết bài văn giới thiệu chợ hoa ngày tết ở quê em.
ĐÁP ÁN 
Câu 1: biện pháp nhân hóa (trăng kể chi, trăng im phăng phắc): 1 đ
 Câu 2: Bài thơ đuợc sáng tác 1958, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh, đuợc trích trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1 đ) Câu 3: 
 -Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (0.5 đ). Cho ví dụ (0.5 đ)
-Tục ngữ: là câu tương đối hoàn chỉnh, biểu thị một phán đoán, một nhận định (0.5 đ). Cho ví dụ (0.5 đ) 
Câu 4:
*Nội dung: 5 đ
Gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu một nét văn hóa truyền thống của dân tộc: chợ hoa ngày tết
b. Thân bài:
- Thời gian diễn ra chợ hoa, tên chợ
- Khung cảnh chợ hoa, cách bày trí hoa, các loại hoa được bày bán (kết hợp miêu tả và các biện pháp nghệ thuật)
- Các hoạt động ở chơ hoa: người đi chợ, người bán hoa, cảnh mua bán, cách lựa chọn hoa, loại hoa được ưa chuộng, giá cả các loại hoa?
- Ngoài việc đi chợ mua hoa, đi chợ hoa còn nhằm mục đich gì?
- Chợ hoa thường kết thúc khi nào?
c.Kết bài: Cảm nghĩ về chợ hoa
* Về hình thức: 1 d
HS viết được bài văn đảm bảo được tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa đoạn văn với đoạn văn. Ý mạch lạc, câu văn rõ ràng, không mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
 ĐỀ 2
III. Ma trận đề: 
Tên chủ đề
Từ vựng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
Các phương châm hội thoại
Xác định được PCHT và nêu được nội dung của nó
Số câu
Số điểm
 1
 1đ
 1
1đ
Chuyện người con gái Nam Xương
 Nêu được các chi tiết kì ảo.
Số câu
Số điểm
 1
 1đ
1
1 đ
Các biện pháp tu từ
Phát hiện và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ
Số câu
Số điểm
1
2đ
1
2 đ
Văn tự sự
Viết được bài văn tự sự có kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận
Số câu
Số điểm
1
6đ
1
6 đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2
2 đ
20%
1
2 đ
20%
1
6 đ
60%
4
10
100%
ĐỀ:
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và cho biết nhân vật anh thanh đã tuân thủ đúng phương châm hội thoại nào? Phát biểu nội dung của phương châm hội thoại đó. (1đ)
“Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
-Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! ” 
 Câu 2: Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Em hãy nêu hai chi tiết kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 3: Phát hiện và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 Câu 4: 
 Mỗi lần làm được một việc tốt là mỗi lần ta hạnh phúc. Hãy kể lại một việc làm tốt của em khiến em hạnh phúc.
 Đáp án:
 Câu 1:
- Anh thanh niên tuân thủ đúng phương châm lịch sự (0.5 đ)
- Nội dung của phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. (0.5 đ)
 Câu 2: HS có thể nêu hai chi tiết:
 - Phan Lang chết đuối nhưng được Linh phi cứu sống ở thuỷ cung (0.5đ)
 - Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng sông, theo sau có đến năm mươi chiếc xe, cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn, lúc hiện khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng (0.5 đ)
 Câu 3:
- “Bàn tay” để chỉ con người à hoán dụ
- Sỏi đá cũng thành cơm à nói quá
- Tác dụng: sức mạnh của sự quyết tâm xây dựng đất nước sau chiến tranh
Câu 4:
 *Nội dung: 5đ
 a. Mở bài: Giới thiệu việc làm tốt
 b. Thân bài:
 - Kể diễn biến sự việc (mở đầu, phát triển, kết thúc) 
 - Tâm trạng khi làm được việc tốt (miêu tả nội tâm)
 - Bài học rút ra (nghị luận) 
 c. Kết bài: Lời khuyên đối với mọi người 
* Về hình thức: 1đ
HS viết được bài văn đảm bảo được tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa đoạn văn với đoạn văn. Ý mạch lạc, câu văn rõ ràng, không mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
 Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docNGAN_HANG_DE_VAN_9.doc