Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Phòng GD & ĐT Vũng Tàu (Có đáp án và thang điểm)

docx 5 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Phòng GD & ĐT Vũng Tàu (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Phòng GD & ĐT Vũng Tàu (Có đáp án và thang điểm)
PHÒNG GD& ĐT TP. VŨNG TÀU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 8
I. Mục tiêu đề kiểm tra:
Chủ đề 1: Văn học
* Kiến thức cần đạt:
 Nhớ được các thông tin về tác giả, tác phẩm của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8 học kì I.
 Nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
 Thuộc lòng các văn bản thơ đã học trong chương trình học kì I.
* Kĩ năng cần đạt
 Đọc - hiểu văn bản.
- Biết vận dụng các kiến thức SGK vào thực tiễn đời sống.
Chủ đề 2: Tiếng Việt
* Kiến thức cần đạt:
 - Nhớ khái niệm về các kiểu từ loại, chỉ ra mục đích sử dụng các kiểu từ loại đó.
 - Nắm đặc điểm, biết cách sử dụng giá trị của từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn cảnh, tạo lập câu có sử dung từ tượng thanh, từ tượng hình.
 - Nắm được đặc điểm câu ghép; phân biệt câu đơn và câu ghép; đặt các loại câu ghép.
 - Hiểu thế nào là nói quá, nói giảm nói tránh, nêu được giá trị của các phép tu từ đó trong văn bản.
* Kĩ năng cần đạt
 Rèn luyện kĩ năng tổng hợp: nhận diện, vận dụng kiến thức liên quan nội dung nêu trên.
Chủ đề 3: Tập làm văn
* Kiến thức cần đạt:
 Nắm vững các kiến thức về tạo lập bài văn thuyết minh.
* Kĩ năng cần đạt
 - Biết triển khai các kỹ năng trong làm văn thuyết minh.
- Tiến hành các bước làm bài văn thuyết minh.
II. Hình thức và thời gian kiểm tra:
 - Hình thức kiểm tra: tự luận
 - Số câu: 4
 - Thời gian làm bài: 90 phút, 
 III. Thiết lập ma trận đề
Tên chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp(3)
Cấp độ cao(4)
1.Văn học 
- Truyện và ký Việt Nam:
+ Tôi đi học (Thanh Tịnh)
+ Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
+ Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)
+ Lão Hạc (Nam Cao)
- Thơ Việt Nam:
+ Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
- Văn học nước ngoài:
+ Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
+ Chiếc lá cuối cùng(O.Henry) 
- Nắm được một số thông tin về tác giả, tác phẩm, thuộc thơ, nhận ra thể thơ, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản;
- Hiểu được đặc điểm nhân vật, nội dung, các văn bản;
- Tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.
Từ nhận thức về giá trị của các văn bản, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Sốcâu: 2
Sốđiểm:3
Tỉ lệ:30%
 2. Tiếng Việt 
 - Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Trợ từ, thán từ, tình thái từ
- Câu ghép
- Nói quá
- Nói giảm, nói tránh
- Nhớ khái niệm và nhận biết từ tượngthanh, tượng hình.
- Nhận ra các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh.
- Nhận biết đặc điểm câu ghép.
- Hiểu tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình.
- Phân tích được cấu trúc câu ghép.
- Tạo lập câu ghép, đặt câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh, nói quá.
Số câu: 1 
Sốđiểm:1
Tỉ lệ10% 
3. Tập làm văn 
 Tạo lập bài văn thuyết minh
Viết bài văn thuyết minh về một đồ dùng,một loại hoa, quả 
Số câu:1 
Sốđiểm:6
Tỉ lệ 60% 
Tổng số câu
Tỉ lệ.%
Số điểm
1
10
1,0
1
20
2,0
1
10
1,0
1
60
6,0
4
100
10
IV/ Ra đề
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian làm bài : 90 phút
Câu 1 (2,0 điểm) 
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc
(Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 1, trang 42)
 Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Ai là tác giả ?
 Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm)
 Em hãy xác định một từ tượng hình, một từ tượng thanh trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm)
 Từ văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, hãy nêu suy nghĩ của em về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 4 (6,0 điểm)
 Trong quãng đời cắp sách tới trường của người học sinh, bên cạnh sách, vở, bút, thước thì chiếc cặp là một trong những người bạn hết sức thân thiết. Em hãy thuyết minh về chiếc cặp sách thân yêu của em.
..Hết..
V. Hướng dẫn chấm
Câu
Nội dung
Điểm
1
 Trích từ văn bản : “Lão Hạc” ; Tác giả : Nam Cao
 Tâm trạng nhân vật : đau đớn, xót xa, ân hận, dằn vặt, 
HS có thể trình bày theo suy nghĩ nhưng cần đảm bảo các ý trên. 
0,5 - 0,5
1,0
2
HS xác định mỗi loại một từ được 0,5đ, VD :
Từ tượng thanh : hu hu
Từ tượng hình : móm mém (hoặc một trong các từ ngoẹo, co rúm, mếu )
0,5
0,5
3
Giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống :
 Làm cho người với người xích lại gần nhau hơn, cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn.
 Có lòng yêu thương, mọi người sẽ có thêm nghị lực, cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh vượt qua gian khổ, thử thách.
 Khi chúng ta biết sống yêu thương người khác và nhận được tình yêu thương thì tâm hồn chúng ta sẽ được bồi đắp trở nên trong sáng, cao đẹp hơn, 
 Tình yêu thương chân thành, xuất phát từ đáy lòng khiến cho người khác cảm động, biết ơn và hành động bằng những việc làm cụ thể, 
HS có nhiều cách cảm nhận khác nhau, khi chấm GV cần linh hoạt. Cần trình bày dưới dạng đoạn văn.
1,0
4
I. MB : Giới thiệu cái cặp sách : là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.
0,75
II. TB :
 1. Nguồn gốc lịch sử (xuất xứ):
– Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.
– Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
2. Quy trình làm ra chiếc cặp:
+ Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, 
+ Xử lý chất liệu để có độ bền, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu.
+ Khâu cắt may: bộ phận chuyên dụng dùng máy may để may từng phần của chiếc cặp theo thiết kế.
+ Hoàn thiện: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh kèm trang trí bên ngoài cặp.
3. Cấu tạo – công dụng:
- Hình dáng: chữ nhật, nhiều kích cỡ khác nhau, 
- Màu sắc: nhiều màu (chủ yếu dành cho HS Tiểu học), từ cấp THCS trở lên chủ yếu màu đen.
- Cấu tạo gồm 2 phần:
+ Phía ngoài: gồm mặt trước và mặt sau, mỗi mặt có một hoặc hai ngăn phụ nhỏ dùng để đựng những đồ lặt vặt, ; quai xách, quai đeo, khóa cặp.
+ Bên trong: Có hai hoặc nhiều ngăn chính to, rộng dùng để đựng sách vở, hộp bút, áo mưa, bình nước,  
4. Cách sử dụng – bảo quản:
- Khi sử dụng cặp cần lưu ý không nên mang quá nặng, thường xuyên thay đổi quai xách và quai đeo.
- Dùng quai xách để xách tay khi đi bộ. Đi bộ đoạn đường ngắn dùng quai đeo chéo để tránh mỏi và lệch vai. Đi bộ quãng đường xa cần sử dụng quai đôi đeo sau lưng.
- Đừng để đồ quá nhiều khiến cặp, quai mau hư.
- Đặt để cặp nhẹ nhàng, tránh quăng, ném.
- Những đồ vật nhọn như compa, eke, kéo,  cần để trong hộp bút không để trực tiếp vào cặp tránh làm lủng cặp.
- Thường xuyên giặt cặp để giữ độ mới của cặp, đồng thời tránh vi trùng, vi khuẩn trú ngụ. Khi cặp bị ẩm mốc cần phơi khô ngay.
- Để sửa chữa cặp khi bị rách, hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.
0.5
0,5
2,0
1,5
III. KB : Nêu cảm nghĩ của em về chiếc cặp sách (Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam)
0,75

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_phong_gd_dt_vung_tau.docx