Đề kiểm tra học kỳ I môn : Giáo dục công dân lớp 9 (thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề )

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn : Giáo dục công dân lớp 9 (thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn : Giáo dục công dân lớp 9 (thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề )
Họ và tên: _______________________	
Lớp:____________ Mã số: __________	 
Phòng thi: _______ SBD: ___________	
Thứ ngày tháng 12 năm 2014
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn : GDCD 9
(Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề )
Điểm số
Lời phê và chữ ký của giám khảo
Chữ ký GT1
Chữ ký GT2
Câu 1 : Quan sát ảnh :
	 (A) 	 (B)	 (C)
a) Theo em, bức ảnh (tranh nào trên đây nói về hòa bình ? (0,5 điểm)
b) Để bảo vệ hòa bình, chúng ta cần phải làm gì ? (1,5 điểm)
Câu 2 : Tự chủ là gì ? Người biết tự chủ là người như thế nào ? (1,5 điểm) .Em hãy giải thích câu tục ngữ sau : “Ăn có nhai, nói có nghĩ” (1 điểm) .
Câu 3 : Thế nào là năng động, sáng tạo ? (1,5 điểm) .
Câu 4 : Em hãy đọc bản tin :
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà máy phân lân Văn Điển có nguy cơ “sập tiệm”. Nhưng ban lãnh đạo kiên quyết bám trụ, kêu gọi toàn thể kỹ sư, công nhân đoàn kết lại, tìm biện pháp cứu nhà máy. Nhà máy đã ra sức tăng năng suất và nâng cao chất lượng mặt hàng, tất cả vì sự sống còn của nhà máy. Do đó, sự tín nhiệm đối với nhà máy được nâng cao dần. Chỉ tiêu sản suất 10 vạn tấn/năm chưa đủ, còn phải tăng nhiều hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nông dân khắp nơi, nhà máy đã cải tiến được quy trình công nghệ, từ chỗ trước đây dùng than cốc nhập ngoại với giá 120 đô la/tấn để thực hiện khâu nung chảy thì nay nhà máy làm việc này hoàn toàn bằng than nội. Nhờ đa năng hóa từ ông giám đốc đến người bảo vệ cho nên trong thời gian này, chỉ với đội ngũ 600 công nhân, nhà máy vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của hơn 2000 người trước kia.
Lần được vinh dự đón Tổng Bí thư Đỗ Mười về thăm, tập thể nhà máy đã long trọng hứa với đồng chí từ nay đến năm 2000 sẽ đưa sản lượng lên tới 20 vạn tấn/năm để đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp toàn quốc và nhất là để xuất khẩu vì đả có bạn hàng nước ngoài đến đặt quan hệ với nhà máy.
	Theo TRẦN GIA TUYỀN (Báo Hà Nội mới )
Câu hỏi :
Em cho biết những nguyên nhân nào làm cho Nhà máy phân lân Văn Điển thoát khỏi nguy cơ “sập tiệm” (1 điểm)
Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? (3 điểm)
ĐÁP ÁN MÔN GDCD 9 
Câu 1 : 2 điểm .
: Trả lời đúng hình B và C (0,5 điểm).
: Để bảo vệ hòa bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới .(1,5 điểm).
Câu 2 : 2,5 điểm 
- Tự chủ là gì ? Người biết tự chủ là người như thế nào ? (1,5 điểm)
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình .
Em hãy giải thích câu tục ngữ sau : “Ăn có nhai, nói có nghĩ” (1 điểm) .
- Giải thích đúng : 1 điểm .
Câu 3: Thế nào là năng động, sáng tạo ? (1,5 điểm) .
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm .(0,5 điểm)
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có . (1 điểm)
Câu 4 : 1 điểm
 Em cho biết những nguyên nhân nào làm cho Nhà máy phân lân Văn Điển thoát khỏi nguy cơ “sập tiệm” (1 điểm)
+ Nguyên nhân : 
Nhà máy đã ra sức tăng năng suất và nâng cao chất lượng mặt hàng,
Nhà máy đã cải tiến được quy trình công nghệ,
Đa năng hóa .
Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? (3 điểm)
+ Nguyên nhân quan trọng nhất : Nguyên nhân thuộc về sáng kiến cải tiến kĩ thuật của Nhà máy và kết quả của những cải tiến ấy .(1 điểm)
+ Giải thích đúng : 2 điểm) .

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9.NTT.doc