Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian làm bài: 120 phút

pdf 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 6620Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 8 thời gian làm bài: 120 phút
 1
PHÒNG GD&ĐT 
THÁI THỤY 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 
Môn: NGỮ VĂN 8 
Thời gian làm bài: 120 phút 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3 điểm 
 “Từng nghe: 
 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. 
 Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 
 Núi sông bờ cõi đã chia, 
 Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
 Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, 
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, 
 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, 
 Song hào kiệt đời nào cũng có.” 
 Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi 
 Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 
 Em hãy đọc kỹ đoạn trích trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 
 1) Văn bản Bình Ngô đại cáo được viết trong hoàn cảnh nào ? 
 2) Giải nghĩa từ: nhân nghĩa. 
 3) Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, 
có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? 
 4) Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã đưa ra những yếu tố nào ? 
 5) Nêu ý nghĩa của đoạn trích Nước Đại Việt ta. 
 II. PHẦN LÀM VĂN 7 điểm 
Bài thơ Ngắm trăng cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái 
ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. 
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận. 
--- HẾT --- 
Họ và tên học sinh: ......; Số báo danh:  
 2
PHÒNG GD & ĐT 
THÁI THỤY 
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 
Môn: NGỮ VĂN 8 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3 điểm 
Câu Nội dung Điểm 
1 
Văn bản Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê 
Lợi) soạn thảo, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (đầu 
năm 1428), sau khi quân ta đại thắng trong cuộc khánh chiến chống 
giặc Minh xâm lược. 
0,5 
2 
Giải nghĩa từ nhân nghĩa: Là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về 
đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. 
0,5 
3 
Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước 
lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi 
là: Lấy lợi ích của nhân dân, của dân tộc làm gốc; trừ giặc Minh xâm 
lược, bảo vệ đất nước để yên dân. 
0,5 
4 
Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã đưa ra những yếu 
tố: Nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục tập 
quán, lịch sử và chủ quyền riêng, có truyền thống lịch sử vẻ vang. 
0,5 
5 
Nêu ý nghĩa của đoạn trích Nước Đại Việt ta: Đoạn trích có ý nghĩa 
như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến 
lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền 
thống lịch sử vẻ vang; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất 
bại. 
1,0 
II. PHẦN LÀM VĂN 7 điểm 
Ý Nội dung Điểm 
 Bài thơ Ngắm trăng cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và 
phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ 
tối tăm. 
 Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận. 
Yêu cầu chung: 
- Thể loại: Văn nghị luận chứng minh. 
- Yêu cầu học sinh dùng dẫn chứng và lí lẽ làm sáng tỏ nhận định về 
bài thơ. 
- Có thể mở rộng, nâng cao nội dung chứng minh bằng một số bài thơ 
khác của Bác Hồ mà hs đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. 
 3
1 Mở bài: 
- Giới thiệu chung về tập Nhật kí trong tù và Bác Hồ. 
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và bài thơ Ngắm trăng. 
1,0 
2 Thân bài: 
Ý khái quát: Bác Hồ đã viết nhiều bài thơ về trăng. Trong số đó, bài 
Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là một trong những bài thơ viết về trăng 
trong tập Nhật kí trong tù; bài thơ mang phong vị Đường thi, được 
nhiều người yêu thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài 
thơ: Ngắm trăng 
 Trong tù không rượu cũng không hoa 
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. 
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 
- Vọng nguyệt (hay đối nguyệt, khán minh nguyệt) là một đề tài phổ 
biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường mang rượu 
uống trước hoa để thưởng trăng, người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh 
thơi, tâm hồn thư thái; nhưng ở đây, Bác ngắm trăng trong một hoàn 
cảnh thật đặc biệt: trong ngục tù ... 
Trong tù không rượu cũng không hoa 
- Trước cảnh đêm trăng đẹp, Bác khao khát được thưởng trăng một 
cách trọn vẹn, và lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa - điều đó cho 
thấy người tù không hề vướng bận bởi vật chất tầm thường, tâm hồn 
vẫn tự do, ung dung, vẫn thèm được tận hưởng ánh trăng đẹp, có tình 
yêu thiên nhiên đến say mê: 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ 
- Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, 
tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được 
người tù và vầng trăng vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ tuy 
“thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao” - đây là một cuộc 
vượt ngục bằng tinh thần của Bác ... 
Câu thứ tư nói về vầng trăng: trăng được nhân hóa như một người bạn 
tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng và 
Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối 
tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng: 
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 
- Ta thấy: “Nhân . . .nguyệt” rồi lại “nguyệt ... thi gia” ở hai đầu câu thơ 
và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên 
nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: tù nhân đã biến 
5,0 
0,5 
1,0 
1,0 
1,0 
1,0 
 4
thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng 
hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu 
đời, yêu tự do của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm 
HS có thể mở rộng, nâng cao: 
- Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc 
sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm 
trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng, thơ Bác đầy trăng: 
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ”, “ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy 
thuyền”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo” Trăng 
tròn, trăng sáng xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu 
tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ cách mạng giàu tình yêu đất 
nước quê hương ... 
0,5 
3 Kết bài: 
- Khẳng định (khái quát) lại giá trị nội dung bài thơ: Bài thơ Ngắm 
trăng thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung 
của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. 
- Có thể liên hệ bản thân với việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh hiên nay ... 
1,0 
0,5 
0,5 
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN 
Điểm 6 - 7 : 
Hiểu rõ yêu cầu đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có 
lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ lời nhận định, có 
sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt. 
Điểm 4 - 5: 
Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương 
pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng để làm sáng tỏ lời nhận 
định, tuy có đoạn còn lạc sang phân tích lan man hoặc diễn xuôi lại ý các khổ thơ, còn 
mắc một số lỗi chính tả diễn đạt . 
Điểm 2 - 3: 
Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung 
và phương pháp, có đoạn còn lạc sang kể lể hoặc diễn xuôi ý các câu thơ, diễn đạt lủng 
củng, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt  
Điểm 1: 
HS không yêu cầu của đề bài, khôngđáp ứng được các yêu về nội dung và phương 
pháp, nhiều đoạn lạc sang kể lể hoặc diễn xuôi ý các câu thơ, diễn đạt lủng củng, mắc 
nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng 
 5
Điểm 0: Để giấy trắng. 
Lưu ý: * Khi cho điểm toàn bài, cần hết sức quan tâm đến kỹ năng diễn đạt và trình 
bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả 
. . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. 
 * Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 9,0 ; 9,5 ; 10 ). 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDeHD_cham_Van_8HK21516.pdf