Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 6 thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 11 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 6 thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 6 thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)
 BẢNG TRỌNG SỐ CÂU (VẬT LÍ 6)	ĐỀ 1
Nội dung
Tổng số tiết
LT thực dạy
Tỉ lệthực dạy
Trọng số
Lí thuyết
Vận dụng
Lí thuyết 
Vận dụng
1/ cơ học
4
2
1.4
2.6
8.75
16.3
2/ nhiệt học 
12
10
7
5
43.75
32.2
Tổng
16
12
8.4
7.6
52.5
48.5
	BẢNG SỐ LƯỢNG CÂU HỎI VÀ ĐIỂM
Nội dung
Trọng số
Số lượng câu
Điểm số
Tổng số
Trắc nghiệm
Tự luận
1/ cơ học
8.75
LT
1 câu
1 câu( 0,25 đ)
0.25 đ
2/ nhiệt học
43.75
LT
7câu
5câu( 1,25 đ)
2 câu ( 3đ)
3đ 
1/ cơ học
16.3
VD
3 câu
2 câu(0,5 đ)
1 câu( 1đ)
0.5 đ
2/nhiệt học
32.2
VD
5câu
4 câu(1 đ)
1 câu ( 3đ)
4đ
Tổng
100
16 câu
12 câu
4 câu
10 đ
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Cấp thấp
Cấp cao
1/ cơ học
29.
27.
28
Số câu hỏi
3câu
29.1
27,29.3
28.2
Số điểm 
0,75đ
0,75đ
%
7,5%
7,5%
2/ nhiệt học 
44.
43.
42.
49.
32.
35.
38.
48.
31.
34.
37.
54.
55.	
56.
53.
58.
50
36.
30
Số câu hỏi
11 câu
44.4
43.6
42.11
49.12
32,35,38.13
31,34,37.13
54,55.14
48.7
56.8
53.9
58.10
50.15
36.5
30.16
Số điểm
4đ
1đ
3đ
1,25đ
9,25đ
%
40%
10%
30%
12,5%
92,5%
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MÓT	 MÔN: VẬT LÍ 6
 	Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ 1	
I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ) Học sinh chọn câu đúng nhất mỗi câu 0.25điểm
1/ Ròng rọc cố định có tác dụng:.
A .Làm tăng lực kéo
Làm giảm lực kéo
C .Làm giảm trọng lượng của vật kéo
 D. Làm thay đổi hướng của lực kéo
2/ Đòn bẩy không được dùng trong trường hợp nào sau đây.
 A. Cân đòn	 B. Kim đồng hồ	 C. Xẻng xúc đất	 D. Kéo cắt kim loại
3/ Máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về lực và hướng kéo của lực.
 A. Ròng rọc động	B. Ròng rọc cố định C. Pa lăng 	 D.Mặt phẳng nghiêng
4/ Nhiệt độ của nước đá đang tan ở nhiệt giai Xen xiut là .
 A. 00C	 B. 320C C. 1000C 	 D. 2120C
5/ Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn
 A. khối lượng của vật tăng	B. khối lượng riêng của vật tăng
 C. khối lượng riêng của vật giảm	 D. khối lượng của vật giảm
6/ Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi
 A. nhiệt kế thủy ngân B. nhiệt kế rượu C. nhiệt kế y tế D. Tất cả dùng được
7/ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là
A. Đông đặc	 B. Nóng chảy
 C. Bay hơi	 D. Ngưng tụ
 8/ Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng ?
 A. Đồng, thủy ngân, không khí 	 B.Thủy ngân, đồng, không khí
 C. Không khí, thủy ngân, đồng	 D. Không khí, đồng, thủy ngân
9/ Khi đúc đồng người ta ứng dụng hiện tượng vật lí nào
A. Ngưng tụ	B. Bay hơi	C. Nóng chảy	D. Đông đặc
10/ Qủa bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì :
A. Vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên 
 B. Vỏ bóng bàn nóng lên, nở ra
 C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra	 
 D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng
 11/ Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo	
 A. Thể tích	 B. Khối lượng
 C. Nhiệt độ	 D. Độ dài
12/ Trong suốt thời gian một chất nào đó đông đặc, nhiệt độ của nó.
 A. Không ngừng tăng	 B. Không ngừng giảm
 C. Lúc đầu tăng, lúc sau giảm	D. Không đổi
II/ TỰ LUẬN (7đ)
13/ So sánh sự giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.( 1,5đ)
14/ Kể tên các loại nhiệt kế và công dụng của nó ?(1,5đ)
15/(3đ) Sau đây là bảng ghi lại sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất được đun nóng liên tục
Thời gian(phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Nhiệt độ(0C)
20
30
40
50
60
70
80
80
80
a/ Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
b/ Có hiện tượng gì xảy ra từ phút 12 đến phút thứ 16
16/( 1đ) Tại sao khi kéo cờ lên để chào cờ thì kéo dây xuống mà lại đưa được cờ lên đỉnh cột cờ?
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM :
câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
C
A
C
A
B
C
D
C
C
D
II/ TỰ LUẬN:
13/ Giống: nở ra khi nóng, co lại khi lạnh (0,5đ)
 Khác:- chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau(0,25đ)
Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau(0,25đ)
Chất khí> chất lỏng> chất rắn(0,5đ)
14/ - Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ co thể người (0,5đ)
Nhiệt kế rượu : đo nhiệt độ khí quyển(0,5đ)
Nhiệt kế thủy ngân: đo nhiệt độ trong các thí nghiêm, nhiệt độ không khí (0,5đ)
15/ a/ - vẽ hai trục nhiệt độ và thời gian(0,5đ)
ghi đúng các số liệu, thời gian trên các trục(0,5đ)
vẽ được chính xác các điểm có thời gian và nhiệt độ tương ứng(0,5đ)
vẽ chính xác đường biểu diễn(0,5đ)
 b/ chất này đang nóng chảy(1đ)
16/ Trên đỉnh cột cờ có mắc một ròng rọc cố định. Một đầu dây vắt qua ròng rọc dùng để kéo, đầu dây còn lại buộc vào cờ. Ròng rọc này giúp đổi hướng của lực nên kéo dây xuống nhưng cờ được đưa lên
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MÓT	 MÔN: VẬT LÍ 6
 	Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ 2	
I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ) Học sinh chọn câu đúng nhất mỗi câu 0.25điểm
1/ Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Hơ nóng nút
B .Hơ nóng cổ lọ
C .Hơ nóng cả nút và cổ lọ
 D. Hơ nóng đáy lọ
2/ Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy.
 A. Cân đòn	 B. Cân đồng hồ	 C. Cân Rô-bec-van D. Cân tạ
3/ Hiện tương nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng.
 A. Khối lượng của chất lỏng tăng	B. Trọng lượng của chất lỏng tăng
 C. Thể tích của chất lỏng tăng 	 D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
4/ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi ở nhiệt giai Xen xiut là .
 A. 00C	 B. 320C C. 1000C 	 D. 2120C
5/ Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng vì
 A. Răng dễ bị sâu	B. Răng dễ bị rụng
 C. Răng dễ bị vỡ	D. Men răng dễ bị rạng nứt
6/ Để đo nhiệt độ nóng chảy của băng phiến người ta dùng
 A. nhiệt kế thủy ngân B. nhiệt kế rượu C. nhiệt kế y tế D. Tất cả dùng được
7/ Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không liên qua đến sự nóng chảy
 A. Bỏ một cục nước đá vào cốc nước 	 B. Đốt một ngọn nến
 C. Đốt một ngọn đèn dầu	 D. Đúc một pho tượng đồng
8/ Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta dựa vào hiện tượng vật lí nào sau đây:
 A. Đông đặc	 B. Nóng chảy
 C. Bay hơi	 D. Ngưng tụ
9/ Tại sao chỗ tiếp nối giữa hai thanh ray đường sắt lại có khe hở
 A. Không thể hàn hai thanh ray	 B. Để ráp dễ dàng hơn	
 C. Nhiệt độ tăng thanh ray còn dài ra 	D. Chiều dài không đủ
10/ Băng kép hoạt động dựa vào hiện tượng
 A. Chất rắn nở ra khi nóng lên	 B. Chất rắn co lại khi lạnh đi	
C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng	D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
11/ Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo
 A. Thể tích	 B. Khối lượng
 C. Nhiệt độ	 D. Độ dài
12/ Trong suốt thời gian một chất nào đó nóng chảy, nhiệt độ của nó.
 A. Không ngừng tăng	 B. Không ngừng giảm
 C. Lúc đầu tăng, lúc sau giảm	D. Không đổi
II/ TỰ LUẬN (7đ)
13/ So sánh sự giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.( 1,5đ)
14/ Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? cho ví dụ(1,5đ)
15/(3đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bẳng sau đây:
Thời gian(phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Nhiệt độ(0C)
-6
-3
-1
0
0
0
2
9
14
18
20
a/ Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
b/ Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút 6 đến phút thứ 10
16/( 1đ) Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế không có vạch chia dưới 340C và trên 420C ?
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM :
câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
C
C
D
A
B
C
C
D
C
D
II/ TỰ LUẬN:
13/ Giống: nở ra khi nóng, co lại khi lạnh (0,5đ)
 Khác:- chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau(0,25đ)
Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau(0,25đ)
Chất khí> chất lỏng> chất rắn(0,5đ)
14/ sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là sự nóng chảy(0,5đ)
 Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc(0,5đ)
 Cho ví dụ (0,5đ)
15/ a/ - vẽ hai trục nhiệt độ và thời gian(0,5đ)
ghi đúng các số liệu, thời gian trên các trục(0,5đ)
vẽ được chính xác các điểm có thời gian và nhiệt độ tương ứng(0,5đ)
vẽ chính xác đường biểu diễn(0,5đ)
 b/ chất này đang nóng chảy(1đ)
16/ (1đ) Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng 350C đến 420C . Nhiệt độ bình thường là 370C
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MÓT	 MÔN: VẬT LÍ 6
 	Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ 3	
I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ) Học sinh chọn câu đúng nhất mỗi câu 0.25điểm
1/ Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A . Hơ nóng nút
B .Hơ nóng cổ lọ
 C .Hơ nóng cả nút và cổ lọ
 D. Hơ nóng đáy lọ
2/ Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy.
 A. Cân đòn	 B. Cân đồng hồ	 C. Cân Rô-bec-van D. Cân tạ
3/ Hiện tương nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng.
 A. Khối lượng của chất lỏng tăng	B. Trọng lượng của chất lỏng tăng
 C. Thể tích của chất lỏng tăng 	 D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
4/ Nhiệt độ của nước đá đang tan ở nhiệt giai Xen xiut là .
 A. 00C	 B. 320C C. 1000C 	 D. 2120C
5/ Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy?
 A. Bỏ một cục nước đá vào cốc nước	B. Đốt một ngọn nến
 C. Đốt một ngọn đèn dầu 	D. Đúc một cái chuông đồng
6/ Để đo nhiệt độ của cơ thể người ta dùng
 A. nhiệt kế thủy ngân B. nhiệt kế rượu C. nhiệt kế y tế D.Tất cả dùng được
7/ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là
 A. Ngưng tụ 	 B.Nóng chảy
 C. Bay hơi	 D. Đông đặc
8/ Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
 A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc	 
 B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc
 C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc	 D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc
9/ Tại sao chỗ tiếp nối giữa hai thanh ray đường sắt lại có khe hở
 A. Không thể hàn hai thanh ray	 B. Để ráp dễ dàng hơn	
C. Nhiệt độ tăng thanh ray còn dài ra 	D. Chiều dài không đủ
10/ Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể
 A. Tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao	
B. giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao	
C. giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao	
D. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao
11/ Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo
 A. Thể tích	 B. Khối lượng
 C. Nhiệt độ	 D. Độ dài
12/ Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?.
 A. Rắn, lỏng, khí	 B. Rắn, khí, lỏng
 C. Khí lỏng, rắn	 D. Khí, rắn, lỏng
II/ TỰ LUẬN (7đ)
13/ So sánh sự giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.( 1,5đ)
14/ Băng kép là gì? Nêu ứng dụng của băng kép (1,5đ)
15/ Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá trong cốc thủy tinh khi được đun nóng liên tục.
	Nhiệt độ (0C)
	8
	4
	0
	-4
	0	2	4 6 8 Thời gian(phút)
	a)Hãy mô tả hiện tượng xảy ra trong cốc thủy tinh trong các khoảng thời gian:
Từ phút 0 đến phút 2
Từ phút 2 đến phút 6
Từ phút 6 đến phút 8
	b) Trong khoảng thời gian từ phút 2 đến phút 6 nước trong cốc tồn tại ở thể nào?
16/( 1đ) Tại sao khi rót nước ra khỏi phích nước( bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM :
câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
C
A
C
C
D
D
C
D
C
C
II/ TỰ LUẬN:
13/ Giống: nở ra khi nóng, co lại khi lạnh (0,5đ)
 Khác:- chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau(0,25đ)
Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau(0,25đ)
Chất khí> chất lỏng> chất rắn(0,5đ)
14/ - Cấu tạo( 1đ)
 - ứng dụng(0,5đ)
15/ a/ - vẽ hai trục nhiệt độ và thời gian(0,5đ)
ghi đúng các số liệu, thời gian trên các trục(0,5đ)
vẽ được chính xác các điểm có thời gian và nhiệt độ tương ứng(0,5đ)
vẽ chính xác đường biểu diễn(0,5đ)
 b/ chất này đang nóng chảy(1đ)
16/ -Vì khi rót nước sẽ có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy lại ngay thì lượng khí này bị nước nóng làm nóng lên , nở ra (0,5đ)
 - Không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí nóng thoát ra ngoài một phần(0,5đ)
	Quới Thiện, ngày 30 tháng 3 năm 2016
	GVBM
	Huỳnh Thị Thúy Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docLI 6.doc