PHỊNG GIO DỤC- ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2015-2016 TRƯỜNG THCS HIẾU THÀNH MÔN THI: SINH HỌC 8 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) * Học sinh chọn câu trả lời đúng, mỗi câu đúng 0,25 điểm. Câu 1: Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp là chức năng của: A) Tiểu não. B) Não trung gian. C) Trụ não. D) Đại não. Câu 2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: A) Thận, cầu thận, bóng đái. B) Thận, ống dẫn tiểu, bóng đái, ống đái. C) Thận, ống thận, bóng đái. D) Thận, ống đái, bóng đái. Câu 3: Dây thần kinh tủy gồm có: A) 31 đôi. B) 32 đôi. C) 33 đôi. D) 34 đôi. Câu 4: Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm hai phân hệ: A) Giao cảm và đối giao B) Linh cảm và đối linh cảm. C) Mẫn cảm và lãnh cảm. D) Đồng cảm và dị cảm. Câu 5: Các hình thức luyện tập da: A) Tắm nắng càng lâu càng tốt, xoa bóp. B) Tập thể thao buổi trưa, xoa bóp. C) Tập chạy buổi sáng, xoa bóp. D) Lao động chân tay, tắm nước lạnh. Câu 6: Da có cấu tạo gồm các lớp: A) Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da. B) Lớp biểu bì, lớp bì, lớp tế bào sống. C) Lớp biểu bì, lớp sừng, lớp mỡ dưới da D) Lớp biểu bì, lớp mô, lớp mỡ dưới da. Câu 7: Não người nặng trung bình:(không phù hợp) A) 3.150 gam. B) 5.130 gam C) 1.350 gam. D) 1.530 gam. Câu 8: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện: A) Giật tay khi chạm vật nóng. B) Lỗ đồng tử của mắt co lại khi có ánh sáng chiếu vào. C) Cơ thể tiết mồ hôi khi trời nắng nóng. D) Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ. Câu 9: Chất xám của tủy sống có chức năng: A) Điều khiển hoạt động các cơ quan. B) Dẫn truyền xung thần kinh. C) Nối các căn cứ trong tủy sống với nhau. D) Là trung khu các phản xạ không điều kiện. Câu 10: Mắt cận thị khi nhìn một vật thì ảnh của vật xuất hiện ở: A) Điểm vàng. B) Màng lưới. C) Phía trước màng lưới. D) Phía sau màng lưới. Câu 11:Bán cầu đại não được chia làm mấy thuỳ? A) 2 thuỳ B) 3 thuỳ C) 4 thuỳ D) 5 thuỳ Câu 12: Đâu là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh? A) Xinap B) Bao miêlin C) Nơron D) Não II- PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? Câu 2: (4 điểm) So sánh tính chất phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ? Dẫn chứng ví dụ minh họa cho từng loại phản xạ. Câu 3: Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người? : (1 điểm) C. ĐÁP ÁN I-TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B A A C A C D D C C C II- PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Các biện pháp giữ vệ sinh hệ thần kinh: - Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày đầy đủ để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh (0.5đ) - Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí (0.5đ) - Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh phiền muộn, lo âu (0.5đ) - Không dùng các chất kích thích có hại cho hệ thần kinh (như: rượu, thuốc lá, ma túy) (0.5đ) Câu 2: (4 điểm) Phản xạ không điều kiện (1,0đ) Phản xạ có điều kiện (1,0đ) + Sinh ra đã có sẵn, không cần phải học (bẩm sinh). + Bền vững (tồn tại suốt đời). + Có tính chất chủng loại, di truyền. + Cung phản xạ đơn giản. + Số lượng hạn chế. VD: (1đ) + Là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua 1 quá trình học tập, rèn luyện. + Dễ thay đổi (dễ mất khi không củng cố) + Có tính chất cá thể, không di truyền. + Hình thành đường liên hệ tạm thời. + Số lượng không hạn định. VD (1đ) Câu 3: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của ncác động vật và sự hình thành các thói quen, tập quán tốt đối với con người. (1đ) Người ra đề Lê Văn Út
Tài liệu đính kèm: