PHÒNG GD- ĐT BÌNH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016 ĐỀ CHÌNH THỨC MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3 điểm): Cho câu thơ: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? (0.75 điểm) Chép nguyên văn ba câu thơ để hoàn chỉnh khổ thơ . (0.75 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ trên. (1.5 điểm) Câu 2. (2 điểm): Viết đoạn văn (6- 8 câu), trong đó có sử dụng ít nhất hai kiểu câu chia theo mục đích nói đã học. Chỉ ra hai kiểu câu đã sử dụng. * Chủ đề: Về thiên nhiên môi trường quanh em. Câu 3. (1.0 điểm): Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. (bài tập Ngữ văn 8, tập hai, trang 106) Bằng những hiểu biết về đoạn trích Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi- Ngữ văn 8- tập hai), em làm sáng tỏ nhận định trên. .. Ghi chú: Người coi kiểm tra không phải giải thích gì thêm PHÒNG GD- ĐT BÌNH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Văn bản - Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm. - Chép chính xác ba câu thơ để hoàn thành khổ thơ trong văn bản đã học, Hiểu giá trị của một đoạn thơ trong bài thơ đã học. Số câu Số điểm Câu 1(a, b) 1.5 điểm Câu 1(c) 1.5 điểm 1 câu 3.0 điểm Tiếng Việt Vận dụng kiến thức về câu chia theo mục đích nói vào ngữ cảnh cụ thể. Viết đoạn văn hường vào đề tài cuộc sống có sử dụng kiến thức Tiếng Việt phù hợp. Số câu Số điểm Câu 2 1.0đ Câu 2 1.0đ 1 câu 2.0 điểm Tập làm văn (văn nghị luân chứng minh - Xác định đúng kiểu bài. - Nhớ đước những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Xây dựng được hệ thồng luận điểm hợp lí để làm sáng tỏ nhận định về tác phẩm. Viết bài nghị luận có sáng tạo trong cách iễn đạt, trình bày, bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân về vấn đề liên quan đến lịch swe dân tộc. Số câu Số điểm Câu 3 1,0 điểm Câu 3 3,0 điểm Câu 3 1,0 điểm 1câu 5,0 điểm Tổng câu Tổng điểm Tỉ lệ % 2.5điểm 25% 4.5 điểm 45% 2,0 điểm 20% 1,0 điểm 10% 3 câu 10 điểm 100% PHÒNG GD- ĐT BÌNH SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016- MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Câu Hướng dẫn chấm Thang điểm Câu 1 (0.75điểm) Câu thơ trích từ bài thơ Quê hương. Tác giả: Tế Hanh . + Điểm 0.75: trả lời đủ và đúng như trên. + Điểm 0.50: trả lời đúng tên tác phẩm. + Điểm 0.25: trả lời đúng tên tác giả. + Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời. (0.75điểm) Chép nguyên văn ba câu thơ tiếp theo, mỗi câu đúng 0.25 điểm (1.5điểm). Cảm nhận cần hướng vào các giá trị sau: Nghệ thuật: + Lời thơ giản dị tự nhiên như lời nói từ đáy lòng; + Liệt kê..; + Điệp ngữ Nội dung: Nỗi nhớ da diết khôn nguôi của tác giả, tình yêu quê hương tha thiết. (Tùy theo cách trình bày của học sinh mà giáo viên linh hoạt cho điểm) 0,5 đ 0,25đ 0,75đ 0,75đ 0,75đ Câu 2 (2 điểm) Viết đoạn văn. Đảm bảo về hình thức: Dấu hiệu nhận biết đoạn văn. Số câu qui định, liên kết, từ ngữ điễn đạt, Đoạn văn sử dụng ít nhất hai kiểu câu chi theo mục đích nói đã học. Đảm bảo về nội dung: Tất cả các câu đều hướng về đề tài đã chọn. Điểm 2: Đảm bảo đúng, đủ các yêu cầu trên. Điểm 1.25- 1.75: + Xác định đúng đề tài. + Cơ bản đảm bảo yêu cầu. + Còn sai sát về lỗi chính tả. Điểm 0.5- 1.0: + Xác định đúng đề tài. + Chưa đảm bảo hình thức đoạn. Điểm 0.25: Viết một số câu. Điểm 0: Không viết được gì. 1,0đ 1,0đ Câu 3 ( 5 điểm) Yêu cầu của đề: Nghị luận nghị luận: Làm sáng tỏ nội dung bao trùm của trích đoạn là lòng tự hào dân tộc. Yêu cầu cụ thể: Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh ra đời của văn bản “Nước Đại Việt ta”, dẫn nhận định. Chứng minh làm sáng tỏ các luận điểm: + Tự hào về dân tộc đã có một nền văn hiến tốt đẹp, lâu đời (Như nước Đại Việt. đã lâu) + Tự hào về một đất nước có lãnh thổ riêng (Núi sông bờ cõi cũng khác). + Tự hào về một dân tộc có truyền thống lịch sử vẻ vang. (từ Triệu, Đinh một phương) + Tự hào về một dân tộc tài giỏi, thao lước (Tuy mạnh yếu .. cũng có) + Tự hào về một đất nước có nhiều chiến công vang lừng đã được lưu danh sổ sách (Lưu Cung tham công chứng cớ còn ghi) Liên hệ mở rộng với bài Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt) c. Khẳng định giá trị tư tưởng của đoạn trích nêu cảm nghĩ của bản thân. d. Diễn đạt trô chảy, không mắc lỗi dùng từ, câu cú, chính tả. 0,75đ 2,50 đ 0,5đ 0,75đ 0,5đ * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý mang tính chất định hướng chung, tùy thuộc vào bài làm của học sinh mà giáo viên linh hoạt mà chấm điểm cho phù hợp.
Tài liệu đính kèm: