PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015-2016 Môn NGỮ VĂN, Lớp 8 Đề chính thức Thời gian: 120 phút (không kể phát đề) I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2,0đ ) - Thời gian làm bài 10 phút Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài. Câu1: Bài thơ nào dưới đây có nội dung khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước ? A. Nhớ rừng ( Thế Lữ ) B. Quê hương ( Tế Hanh ) C. Khi con tu hú ( Tố Hữu ) D. Tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chí Minh ) Câu 2: Trong các tác giả dưới đây, tác giả nào được xem là " lá cờ đầu" của thơ ca Cách mạng Việt Nam ? A. Thế Lữ B. Tế Hanh C. Hồ Chí Minh D. Tố Hữu Câu 3: Dòng thơ nào dưới đây trích trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ được viết chưa chính xác ? A. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối B. Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? C. Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn D. Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ? Câu 4: Câu nào sau đây có nội dung không biểu thị ý phủ định ? A. Bức tranh này đẹp gì mà đẹp. B. Ta thường tới bữa quên ăn. C. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng. D. Làm gì có chuyện đó. Câu 5: Câu văn in đậm sau thuộc kiểu hành động nói nào? " Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm: - Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột." A. Hành động hỏi B. Hành động trình bày C. Hành động điều khiển D. Hành động bôc lộ cảm xúc Câu 6: Hai dòng thơ sau sử dụng các biện pháp tu từ nào ? " Chiếc thuyền im, bến mỏi, trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" A. Ẩn dụ, hoán dụ B. Ẩn dụ, nhân hóa C. Hoán dụ, nhân hóa D. Nói quá, ẩn dụ Câu 7: Các hành động nói như trình bày (kể, tả, nhận xét ) thường dùng kiểu câu nào ? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán Câu 8: Nhận xét nào chưa đúng về yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận? Các luận điểm phải có tính hệ thống. Các luận điểm cần liên kết chặt chẽ. Các luận điểm cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm không cần phải sắp xếp theo trình tự. - Hết - PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015-2016 Môn NGỮ VĂN, Lớp 8 Đề chính thức Thời gian: 120 phút (không kể phát đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Lời phê STT Số tờ Giám khảo 2 Số phách II - PHẦN TỰ LUẬN: (8,0đ) - Thời gian làm bài 110 phút Câu 1: (2,0 đ) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : " Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người "Nê-gơ-rô" lẫn người "An-nam-mít" mặc nhiên trở lại " giống người bẩn thỉu." Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ, v.v...trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: "Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi! " đó sao? " a) Nêu xuất xứ của văn bản chứa phần trích trên b) Giải thích nghĩa từ An-nam-mít ; Nê-gơ-rô c) Trong phần trích trên, tác giả liên tục sử dụng câu nghi vấn nhằm mục đích gì? Câu 2: (1,0 đ) Viết đoạn hội thoại trong đó có 4 lượt lời. Xác định quan hệ xã hội của những người tham gia cuộc thoại. Câu 3: (5,0 đ) Hiện nay, trong học sinh còn một số bạn có trang phục chưa phù hợp. Hãy viết bài văn khuyên các bạn lựa chọn trang phục sao cho thể hiện được nét đẹp của người có văn hóa. BÀI LÀM I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả II - PHẦN TỰ LUẬN: HƯỚNG DẪN CHẤM Ðề kiểm tra HỌC KÌ II, Năm học 2015-2016 - Môn NGỮ VĂN, Lớp 8 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả A D C B C B A D II - PHẦN TỰ LUẬN : (8 đ) Câu 1: (2,0 đ) a. Học sinh nêu xuất xứ của văn bản chứa phần trích: Trích trong chương I của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp do Nguyễn Ái Quốc viết tại Pa-ri năm 1925. ( 0,5đ ) b. - An-nam-mít: cách gọi người Việt Nam với thái độ khinh miệt của thực dân Pháp (0,25đ) - Nê-gơ-rô: từ chỉ người da đen (0,25 đ) c. Đoạn văn sử dụng liên tục các câu nghi vấn nhằm khẳng định sự thật; vạch trần lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền và bộc lộ cảm xúc của tác giả trước tình cảnh thảm thương của người lính thuộc địa. (1,0 đ) Câu 2: (1,0 đ) Học sinh viết được đoạn đối thoại: - Có đủ 4 lượt lời (0,5đ). - Xác định đúng quan hệ của những người tham gia trong cuộc thoại (0,5đ). Câu 3: (5,0 đ) Yêu cầu: Hình thức: Học sinh viết được một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả ... Nội dung: Thuyết phục các bạn nên chọn trang phục phù hợp để thể hiện nét đẹp của người có văn hóa (Bài nghị luận có xen yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm) Tiêu chuẩn cho điểm: A. Mở bài (0,5 đ): Nêu được vấn đề cần nghị luận : chọn trang phục phù hợp để thể hiện nét đẹp của người có văn hóa. B. Thân bài (4,0 đ): Lần lượt trình bày các luận điểm sau (mỗi luận điểm được 1,0đ) - Những biểu hiện của hiện tượng chọn trang phục không phù hợp trong các bạn học sinh. - Đánh giá hiện tượng đó và nêu tác hại. - Nguyên nhân. - Đề xuất hướng khắc phục. C. Kết bài (0,5đ): Đánh giá chung về hiện tượng. Liên hệ bản thân. * Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo. - Hết -
Tài liệu đính kèm: