Đề kiểm tra học kì II Năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian: 90 phút

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian: 90 phút
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 6
 Thời gian: 90’
ĐỀ 1:
* MA TRẬN ĐỀ:
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
THẤP
VẬN DỤNG
CAO
TỔNG
CỘNG
TN     
TL        
    TN
      TL
     TN
   TL
TN
TL
   TN
     TL
Tiếng Việt
1 (0,25)
1 (1,0)
1 (0,25)
1 (1,0)
Văn bản
1 (0,25)
1 (1,0)
1 (0,25)
2 (0,5)
1 (1,0)
Tập làm văn
1 (0,25)
1 (1,0)
1 (6,0)
1 (0,25)
2 (7,0)
Tổng cộng
    0,25
1,0
     0,5
     1,0
     0,25
   1,0
   6,0
 4 (1,0)  
4 (9,0)
* ĐỀ KIỂM TRA:
 I/ Trắc nghiệm: (1 điểm) (Mỗi câu trắc nghiệm 0,25 điểm)
Cho đoạn trích sau:
 “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. (*) Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi”.
Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?
A. Bài học đường đời đầu tiên	C. Sông nước Cà Mau	
B. Bức tranh của em gái tôi	 D. Vượt thác
Câu 2: Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Nghị luận
Câu 3: Trong câu đánh dấu (*) , chủ ngữ là: .
Câu 4: Chủ ngữ của câu đánh dấu (*) được cấu tạo bởi:
A. Một danh từ	B. Một cụm danh từ	C. Một tính từ	D. Một đại từ.
 II/ Tự luận: (9 điểm)
Câu 1: Nêu ý nghĩa truyện Bức tranh của em gái tôi. (1 điểm)
Câu 2: So sánh là gì? Câu thơ sau sử dụng kiểu so sánh nào? (1 điểm) 
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”.
 (Minh Huệ)
Câu 3: Muốn tả người cần thực hiện những bước nào? (1 điểm)
Câu 4: Làm văn: Em hãy viết bài văn tả một người thầy giáo (cô giáo) mà em kính mến. (6 điểm)
* ĐÁP ÁN
 I/ Trắc nghiệm: (1 điểm)
Câu 1: A Câu 2: A Câu 3: Tôi Câu 4: D
 II/ Tự luận: (9 điểm)
Câu 1: Nêu đúng ý nghĩa văn bản: 1 điểm
Câu 2: Nêu đúng khái niệm: 0,5 điểm - Kiểu so sánh: Không ngang bằng : 0,5 điểm
Câu 3: Nêu đúng các bước làm bài văn tả người: 1 điểm
Câu 4: Làm văn: Em hãy viết bài văn tả một người thầy giáo (cô giáo) mà em kính mến. 
A. YÊU CẦU CHUNG:
- Học sinh nắm vững phương pháp làm bài và yêu cầu của bài văn tự sự (kể chuyện đời thường).
- Diễn đạt lưu loát, bố cục 3 phần chặt chẽ.
- Bài làm sạch, viết câu rõ nghĩa, ít sai sót chính tả và ngữ pháp.
B. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG:
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác khau, nhưng cơ bản bài làm phải nêu được các ý chính sau:
a. Mở bài: (1 điểm)
 Giới thiệu khái quát người thầy giáo (cô giáo) mà em chọn tả.
b. Thân bài: (4 điểm)
	- Miêu tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,
	- Chọn miêu tả hình ảnh nổi bật của thầy giáo (cô giáo) mà em ấn tượng nhất.
c. Kết bài: (1 điểm)
Nêu nhận xét, cảm nghĩ của người viết.
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 6
 Thời gian: 90’
ĐỀ 2:
* ĐỀ BÀI KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM:  (1 điểm)
Chọn câu đúng nhất và khoanh tròn vào câu đúng đó (mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm)
Câu 1: Văn bản “Lượm” (Tố Hữu) thuộc thể thơ:
A. Bốn chữ                           B. Năm chữ                          C. Tự do.
Câu 2:  Trong văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”, nhà thơ Minh Huệ đã kể anh đội viên thức dậy đến ba lần:
A. Đúng                                B. Sai
Câu 3:  Bố cục bài văn miêu tả gồm mấy phần:
A. Hai                                   B. Ba                                     C. Bốn.
Câu 4:  Câu tục ngữ sau thuộc phép tu từ nào “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
A. Nhân hóa                         B. Hoán dụ.                           C. Ẩn dụ                               
II. TỰ LUẬN:   ( 9 điểm)
Câu 1: Nêu ý nghĩa văn bản Cô Tô (Nguyễn Tuân) ?  (1,0 điểm)
Câu 2: Muốn làm một bài văn tả người ta phải thực hiện qua mấy bước? hãy kể ra?    (1,0 điểm)
Câu 3: Thế nào là câu trần thuật đơn? Hãy đặt một câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu?   (1,0 điểm)
Câu 4: Đề tập làm văn: Hãy miêu tả lại người cha hoặc mẹ của em.  (6 điểm)
 * ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
I. TRẮC NGHIỆM:  Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm.
Câu 1: B                     Câu 2:  B                         Câu 3: B                   Câu 4:  C 
II. TỰ LUẬN:
Câu 1:
    - Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng biển này.    (0,5 đ)
    - Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.    (0,5 điểm)
Câu 2:
 Muốn làm bài văn miêu tả phải thực hiện 3 bước         (0,25 đ)
 - Xác định đối tượng định miêu tả.                                  (0,25 đ)
  - Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.                       (0,25 đ)
  - Trình bày kết quả quan sát được theo một trình tự.       (0,25 đ)
Câu 3:
    -  Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm chủ vị (C – V) tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.          (0,5 đ)
    - Đặt câu đúng yêu cầu đạt 0,5 điểm ( Nếu các em đặt đúng câu trần thuật đơn nhưng không đúng yêu cầu để giới thiệu thì đạt 0,25 điểm)
Câu 4:  6 điểm.
* Mở bài:  (1,0 đ)
Giới thiệu được người định tả  (nêu quan hệ giữa mình với  người được tả)    
* Thân bài: 
- Tả khái quát: tuổi tác, hình dáng người được tả. (1,0 đ)
- Tả chi tiết:  (Chọn những nét đắc sắc, đáng chú ý nhất)   (3 đ)
  + Làn da, mái tóc, khuôn mặt (mắt, mũi, miệng...)  
  + Tính tình: lời nói, cử chỉ,việc làm, cách cư xử thông thường biểu lộ từng mặt cụ thể thuộc tính tình người được tả.
* Kết bài: 
Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với người được tả (1, 0 đ)
 * Biểu điểm cụ thể:
    +  Điểm 5 - 6:  Bài văn đáp ứng đủ các yêu cầu trên. Diễn đạt mạch lạc (có sử dụng các phép tu từ đã học); bố cục chặt chẽ đủ ba phần, chữ viết rõ ràng, không bôi xóa, sai khoảng 1-2 lỗi dùng từ, lỗi chính tả.
  +  Điểm 3 - 4: Bài văn đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên. Bố cục đủ ba phần; diễn đạt đủ các ý nhưng chưa mạch lạc, còn mắc 2-3 lỗi dùng từ, chính tả.
  +  Điểm 2 - 2,5: Bài văn đáp ứng được ½ yêu cầu trên. Bố cục đủ ba phần, diễn đạt thiếu ý, chưa mạch lạc, mắc từ 3- 7 lỗi chính tả, dùng từ.
  +  Điểm 1 – 1,5: Bài viết kém, không đạt yêu cầu về nội dung, sai nhiều lỗi, bố cúc không rõ ràng.
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 6
 Thời gian: 90’
ĐỀ 3:
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
TỔNG CỘNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tiếng Việt
1 (0,25)
1 (1,0)
1 (0,25)
1 (1,0)
Văn bản
1 (0,25)
1 (1,0)
1 (0,25)
2 (0,5)
1 (1,0)
Tập làm văn
1 (0,25)
1 (1,0)
1 (6,0)
1 (0,25)
2 (7,0)
Tổng cộng
0,25
1,0
0,5
1,0
0,25
1,0
6,0
4 (1,0)
4 (9,0)
* ĐỀ KIỂM TRA: 
I TRẮC NGHIỆM: (1 điểm)    
   Chọn câu đúng nhất và khoanh vào câu đúng đó ( mỗi câu đúng đạt 0,25 đ)
Câu 1:   Văn bản “Lượm” thuộc phương thực biểu đạt:
A. Tự sự, biểu cảm.            B. Biểu cảm, miêu tả.        C. Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Câu 2:  Bài “Cô Tô” của tác giả?
A. Võ Quảng                   B. Nguyễn Tuân.                                  C. Đoàn Giỏi.
Câu 3:  Câu thơ sau thuộc phép tu từ:    “ Núi cao chi lắm núi ơi?
                                                               Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”   
 (ca dao)         
A. Ẩn dụ                       B. Hoán dụ                                  C. Nhân hóa                          
Câu 4:  Muốn làm một bài văn miêu tả người cần thực hiện mấy bước?
A. Hai bước                               B. Ba bước                      C. Bốn bước.
II. TỰ LUẬN: ( 9 điểm)
Câu 1: Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào? Nêu ý nghĩa văn bản?    (1 điểm)
Câu 2: So sánh là gì? Cho một ví dụ có sử dụng phép so sánh (thuộc kiểu so sánh ngang bằng)?  (1 điểm)
Câu 3: Bố cục bài văn miêu tả người gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần? (1 điểm)
Câu 4: Đề tập làm văn: Em hãy viết bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...)
* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM:  (Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm)
    Câu 1:  C                Câu 2: B                        Câu 3: C                 Câu 4:  B
II. TỰ LUẬN:
Câu 1:   (1 điểm)
  - Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ   (0,25 đ)
  - Ý nghĩa:  bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân đối với Bác.   (0,75 đ)
Câu 2:   (1 điểm)
  - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.   ( 0,5 đ)
  - Cho ví dụ đúng  theo yêu cầu đạt 0,5 đ  ( nếu các em đặt đúng câu có dùng phép so sánh nhưng không đúng kiểu so sánh theo đề bài yêu cầu thì đạt 0,25 điểm)
Câu 3:   ( 1 điểm)
    Bố cục bài văn tả người gồm 3 phần   (0,25 đ)
  - Mở bài:  giới thiệu người định tả.  (0,25 đ)
  - Thân bài: Tả chi tiết theo thứ tự ( ngoại hình, cử chỉ, lời nói...)   ( 0,25 đ)
  - Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về người được tả.  (0,25 đ)
Câu 4:  6 điểm.
* Mở bài: (1,0 đ) 
Giới thiệu được người định tả  (nêu quan hệ giữa mình với  người được tả)   
* Thân bài: 
- Tả khái quát: tuổi tác, hình dáng người được tả. ( 1,0 đ)
- Tả chi tiết:  (Chọn những nét đắc sắc, đáng chú ý nhất)   (3 đ)
  + Làn da, mái tóc, khuôn mặt (mắt, mũi, miệng...)  
  + Tính tình: lời nói, cử chỉ,việc làm, cách cư xử thông thường biểu lộ từng mặt cụ thể thuộc tính tình người được tả.
* Kết bài: (1, 0 đ)
Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với người được tả. 
* Biểu điểm cụ thể:
- Điểm 5 - 6:  Bài văn đáp ứng đủ các yêu cầu trên. Diễn đạt mạch lạc (có sử dụng các phép tu từ đã học); bố cục chặt chẽ đủ ba phần, chữ viết rõ ràng, không bôi xóa, sai khoảng 1-2 lỗi dùng từ, lỗi chính tả.
- Điểm 3 - 4: Bài văn đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên. Bố cục đủ ba phần; diễn đạt đủ các ý nhưng nhưng chưa mạch lạc, còn mắc 2-3 lỗi dùng từ, chính tả.
- Điểm 2 - 2,5: Bài văn đáp ứng được ½ yêu cầu trên. Bố cục đủ ba phần, diễn đạt thiếu ý, chưa mạch lạc, mắc từ 3- 7 lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 1 – 1,5: Bài viết kém, không đạt yêu cầu về nội dung, sai nhiều lỗi, bố cục không rõ ràng.
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 6
 Thời gian: 90’
ĐỀ 4:
* ĐỀ KIỂM TRA: 
I. TRẮC NGHIỆM: (1 điểm)    
   Chọn câu đúng nhất và khoanh vào câu đúng đó ( mỗi câu đúng đạt 0,25 đ)
Câu 1:  Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” nói đến việc Bác không ngủ vì: 
A. Trời rất lạnh.             B. Bác là người chỉ huy chiến dịch.
C. Bác ở trong mái lều tranh xơ xác. D. Bác lo cho bộ đội, thương đoàn dân công.
Câu 2:  Bài thơ “Lượm” đã khắc họa thành công một chú bé:
A. Hồn nhiên, vui tươi.                   B. Yêu đời, say mê kháng chiến.
C. Dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3:  Bài thơ “Lượm” sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.                             B. Miêu tả, biểu cảm.
C. Tự sự, biểu cảm. D. Tự sự, miêu tả.
Câu 4:  Hai câu thơ: “Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm” đã sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh.                             B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa. D. Hoán dụ.
II. TỰ LUẬN: (9 điểm)
Câu 1: Hãy nêu bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân trong quan hệ bạn bè?    (1 điểm)
Câu 2: So sánh là gì? Đặt một câu có sử dụng phép so sánh?  (1 điểm)
Câu 3: Bố cục bài văn miêu tả người gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần? (1 điểm)
Câu 4: Đề tập làm văn: Em hãy viết bài văn miêu tả người bạn thân của em.
* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM:  (Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm)
    Câu 1:  D                Câu 2: D                        Câu 3: A                 Câu 4:  B
II. TỰ LUẬN:
Câu 1:   (1 điểm)
  - Bài học của Dế Mèn: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình.   (0,5 đ)
  - Bài học bản thân: Tự học sinh cảm nhận. 
Không hống hách kiêu căng, ích kỉ, phải biết quan tâm giúp đỡ người khác. (0,5 đ)
Câu 2:   (1 điểm)
  - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.   ( 0,5 đ)
  - Cho ví dụ đúng  theo yêu cầu đạt (0,5 đ)  
Câu 3:   (1 điểm)
    Bố cục bài văn tả người gồm 3 phần   (0,25 đ)
    - Mở bài:  giới thiệu người định tả.  (0,25 đ)
   - Thân bài: Tả chi tiết theo thứ tự (ngoại hình, cử chỉ, lời nói...)   ( 0,25 đ)
   - Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về người được tả.  (0,25 đ)
Câu 4:  6 điểm.
  * Mở bài: (1,0 đ) 
Giới thiệu được người định tả  (học lớp mấy, tên tuổi, đức tính, . . .)   
  * Thân bài: 
    - Tả khái quát: tuổi tác, hình dáng người được tả. (1,0 đ)
    - Tả chi tiết:  (Chọn những nét đắc sắc, đáng chú ý nhất)   (3 đ)
       + Làn da, mái tóc, khuôn mặt (mắt, mũi, miệng...)  
       + Tính tình: lời nói, cử chỉ,việc làm, cách cư xử thông thường biểu lộ từng mặt cụ thể thuộc tính tình người được tả.
 + Sở thích, hoạt động, . . .
 + Thái độ với mọi người.
 + Kỉ niệm sâu sắc đối với em.
  * Kết bài: (1, 0 đ)
 - Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với người được tả. 
* Biểu điểm cụ thể:
- Điểm 5 - 6:  Bài văn đáp ứng đủ các yêu cầu trên. Diễn đạt mạch lạc (có sử dụng các phép tu từ đã học); bố cục chặt chẽ đủ ba phần, chữ viết rõ ràng, không bôi xóa, sai khoảng 1-2 lỗi dùng từ, lỗi chính tả.
- Điểm 3 - 4: Bài văn đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên. Bố cục đủ ba phần; diễn đạt đủ các ý nhưng nhưng chưa mạch lạc, còn mắc 2-3 lỗi dùng từ, chính tả.
- Điểm 2 - 2,5: Bài văn đáp ứng được ½ yêu cầu trên. Bố cục đủ ba phần, diễn đạt thiếu ý, chưa mạch lạc, mắc từ 3- 7 lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 1 – 1,5: Bài viết kém, không đạt yêu cầu về nội dung, sai nhiều lỗi, bố cúc không rõ ràng.
Đề đã thẩm định

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI THAM KHAO VAN 6 HKII 15 - 16.doc