Đề kiểm tra học kì II môn vật lí 8

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1515Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn vật lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn vật lí 8
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 8
A/ TRẮC NGHIỆM:
 I/ Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng :
 1. Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào không phải là đôn vị của công suất:
 	A. W.
 	B. KW.
 	C. KW.h. 
 	D. J/s.
 2. Vật nào sau đây không có động năng:
 	A. Xe ô tô đang chuyển động trên đường. 
 	B. Quả bóng đang lăn trên sân.
 	C. Lò xo bị nén đamg đặt trên mặt đất. 
 	D. Quả lắc đang dao động.
 3. Vật nào sau đây không có thế năng:
 	A. Lò xo bị nén đang đặt trên mặt đất. 
 	B. Lò xo để tự nhiên ở 1 độ cao so với mặt đất.
 	C. Tàu lửa đang chạy trên đường ray nằm ngang. 
 	D.Viên đạn đang lăn trên máng nghiêng.
 4. Vật nào sau đây có cả thế năng và động năng:
 	A. Một hòn sỏi đang rơi tự do. 
 	B. Một quả bóng đang lăn trên sân.
 	C. Xe đạp đang chuyển động trên đường nằm ngang. 
 	D. Viên bi đang lăn trên mặt phẳng ngang không ma sát.
 5. Đập nước được ngăn ở trên cao,cơ năng của đập nước ở dạng nào?
 	A. Động năng. 
 	B. Thế năng hấp dẫn. 
 	C. Thế năng đàn hồi. 
 	D. Cả thế năng và động năng. 
 6. Tại sao các chất trông có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
 	A.Vì các hạt vô cùng nhỏ bé vá khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được. . 
 	B. Vì các hạt nằm rất sát nhau.
 	C. Vì khoảng giữa các hạt rất nhỏ. 
 	D. Vì các hạt rất giống nhau,chúng lại ở sát nhau
 7. Ô xi và hidro, nước và hơi nước có được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử không?
 	A. Ô xi và hidro được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử
 	B. Nước và hơi nước không được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử.
 	C. Nước và hơi nước đều được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử. 
 	D. Một câu trả lời khác.
 8. Gọi V1 và V2 là thể tích của hai chất lỏng.Khi trộn lẫn vào nhau thì thể tích của hỗn V sẽ:
 	A. V<V1 –V2 
 	B. V=V1+V2 
 	C. V<V1+V2 
 	D. V>V1 –V2 
 9. Khi các nguyên tử ,phân tử của vật chuyển động nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
 	A. Thể tích của vật. 
 	B. Nhiệt độ của vật. 
 	C. Khối lượng của vật. 
 	D. Chiều dài của vật.
 10. Làm thế nào để giảm vận tốc chuyển động của các phân tử?
 	A. Tăng thể tích của vật. 	
 	B. Nén vật. 
 	C. Nung nóng vật. 
 	D. Làm lạnh vật.
 11. Khi nói về nhiệt năng có các câu phát biểu sau:
 	A. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 	B. Nhiệt năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 	C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và cơ năng.
 	D. Nhiệt năng của vật bằng cơ năng của vật.
 12. Khi chuyển động nhiệt các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào của vật cũng tăng.
 	A. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 
 	B. Nhiệt năng của vật.
 	C. Nhiệt độ của vật. 
 	D. Thể tích củavật.
 13. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào nhiệt năng thay đổi là do sự thực hiện công?
 	A. Khi bơm xe đạp bằng bơm tay, thân bơm nóng lên. 
 	B. Chậu nước để ngoài sân khi trời nắng.
 	C. Đun nước sôi. 
 	D. Bật tivi trong một thời gian nào đó.
 14. Trường hợp nào nhiệt năng thay đổi là do truyền nhiệt. 
 	A. Khi bật que diêm , que diêm cháy. 
 	B. Người thợ mộc bào gỗ, sau một thời giansờ vào cái bào thấy nóng.
 	C. Bỏ cục nước đá vào ly chè. 	
 	D. Khi đóng cọc sờ vào búa thấy nóng.
 15. Có 2 vật giống nhau, nhưng có một vật nóng và một vật ít nóng hơn. Phát biểu nào không đúng?
 	A. Chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật nóng hơn thì nhanh hơn. 
 	B. Cơ năng của vật nóng hơn là lớn hơn.
 	C. Nhiệt năng của vật nóng hơn thì lớn hơn. 
 	D. Nhiệt năng của vật ít nóng hơn là thấp hơn.
 16. Tại sao quả bóng bay dù buộc chặt để lâu ngày vẫn xẹp?
 	A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
 	B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
 	C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buộc ra ngoài.
 	D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
 17. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước , ta thu được hỗn hợp rượu và nước có thể tích.
 	A. Bằng 100cm3 . 
 	B. Lớn hơn100cm3 
 	C. Nhỏ hơn 100cm3 
 	D. Nho hơn hoặcbằng100cm3
. 18. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
 	A. Sự khuếch tán của đồng sun fat vào nước. 
 	B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
 	C. Sự tạo thành gió. 
 	D. Đường tan vào nước.
 19. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 	A. Khối lương. 	
 	B. Độ biến dạng của vật đàn hồi. 
 	C. Khối lượng và chất làm vật 
 	D. Vận tốc của vật.
 20. Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm mặt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?
 	A. Động năng tăng ,thế năng giảm. 
 	B. Động năng và thế năng đều tăng.
 	C. Động năng và thế năng đều giảm. 
 	D. Động năng giảm, thế năng tăng .
 21. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này ta thấy có sự chuyển hoá năng lượng.
 	A. Từ nhiệt năng sang cơ năng. 
 	B. Từ cơ sang sang nhiệt năng .
 	C. Từ cơ năng sang cơ năng. 
 	D. Từ nhiệt năng -> nhiệt năng.
 22. Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất?
 	A. Công suất được xác định bằng công thực hiên được trong một giây.
 	B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây.
C. Công suất được xác định bằng công thức P=A.t. 
 	D. Công suất được xác định bằng Jun.
 23. Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:
 	A. Chỉ ở chất khí.
 	B. Chỉ ở chất lỏng. 
 	C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng. 
 	D. Ở cả chất,rắn, khí, lỏng và chân không.
 24. Chọn câu sai :
 	A. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. 
 	B. Chất lỏng dẫn nhiệt kém. 
 	C. Chất khí lỏng dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng. 
 	D. Chân không dẫn nhiệt kém nhất
 25. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật luôn luôn đứng yên hay chuyển động? 
 	A. Các nguyên tử phân tử trong chất rắn thì đứng yên ,còn trong chất lỏng và chất khí thì chuyển động.
 	B. Các nguyên tử phân tử luôn đứng yên tại một chỗ .
 	C. Các nguyên tử phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
 	D. Các nguyên tử phân tử luôn chuyển động theo mọi phía.
 26. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?
 	A. Đổ mực tím vào nước. 
 	B. Đổ mè vào đậu. 
 	C. Rảy nước hoa vào phòng. 
 	D. Bỏ băng phiến vào túi quần.
 27. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng:
 	A. Nhiệt độ. 
 	B. Nhiệt năng. 
 	C. Khối lượng. 
 	D. Thể tích.
 28. Khi người ta thả 3 miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của 3 miếng kim loại trên bằng cách chọn các câu trả lời sau đây:
 	A. Nhiệt độ của 3 miếng bằng nhau. 
 	B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất,rồi đến miếng đồng, miếng chì.
 	C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất,rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
 	D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất,rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
 29. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử phân tử?
 	A. Chuyển động không ngừng. 
 	B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.
 	C. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách . 
 	D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
 30. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào 1 cốc nước lạnh,nước nóng lên ,cục sắt nguội đi.Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
 	A. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
 	B. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
 	C. Từ cơ năng sang cơ năng.
 	D. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
 31. Khi đun nước sôi, nhiệt lượng truyền đến nước chủ yếu bằng hình thức nào sau đây là đúng:
 	A. Dẫn nhiệt. 
B. Đối lưu. 
C. Bức xạ nhiệt. 
D. Dẫn nhiệt và đối lưu.
 32. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?
 	A. Chỉ ở chất lỏng. 
 	B. Chỉ ở chất khí. 
 	C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng. 
 	D. Ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.
 33. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
 	A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời đến trái đất. 
 	B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.
 	C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang không bị nung nóng của một thanh đồng.
 	D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng bên trong bóng đèn.
 34. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vừa có động năng và thế năng?
 	A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đi lên tới đỉnh cao nhất.
 	C. Chỉ khi vật đi lên. 
 	D. Chỉ khi vật rơi xuống.
 35. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chuyển động của các phân tử chất lỏng?
 	A. Hỗn độn.
 	B. Không ngừng.
 	C. Nguyên nhân gây ra hiện tượng khuyếch tán. 
 	D. Không liên quan đến nhiệt độ.
 36. Khi nguyên tử, phân tử chuyển động nhanh thì đại lượng nào sau đây tăng lên.
 	A. Khối lượng của vật.
 	B. Trọng lượng của vật. 
 	C. Thể tích. 
 	D. Khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
 37. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:
 	A. Chỉ ở chất lỏng. 
 	B. Chỉ ở chất khí. 
 	C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng. 
 	D. Ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.
 38. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây cách nào là đúng.
 	A. Đồng ,nước, thủy tinh, không khí. 	
 	B. thủy tinh, đồng, nước, không khí. 
 	C. Đồng , thủy tinh,nước, không khí. 
 	D.Không khí , nước, thủy tinh, đồng.
 39. Trong các vật liệu nào sau đây vật liệu nào có thế năng?
 	A. Viên đạn đang bay. 
 	B. Lò xo ở tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
 	C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. 
 	D. Lò so bị ép đặt ngay trên mạt đất.
 40. Trong sự truyền nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?
 	A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
 	B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
 	C. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
 	D.Từ vật có động năng lớn hơn sang vật có động năng nhỏ hơn.
 41. Chọn câu sai:
 	A. Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng. 
 	B. Bất kì vật nào cũng có cơ năng.
 	C. Một vật có thể có cả cơ năng và nhiệt năng. 
 	D. Nhiệt năng mà một vật có được không phụ thuộc vào vật đứng yên hay chuyển động.
 42. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
 	A. Khối lượng của vật . 
 	B. Trọng lượng của vật. 
 	C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
 	D. Nhiệt độ của vật.
 43. Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì: 
 	A. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng. 
 	B. Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng
 	C. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm. 
 	D. Nội năng của vật giảm.
 44. Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào là hiện tượng khuếch tán?
 	A. Quả bóng bay bay lên cao. 
 	B. Sự tạo thành gió bão. 
 	C. Mùi hương thơm của hoa. 
 	D. Nước chảy dưới sông.
 45. Khi có hai vật truyền nhiêt cho nhau thì:
 	A. Qtỏa ra > Q thu vào 
 	B. Qtỏa ra < Q thu vào 
 	C. Qtỏa ra = Q thu vào 
 	D. Qtỏa ra __>_ Q thu vào
 46. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 	A. Khối lượng . 
 	B. Độ biến dạng của vật đàn hồi. 
 	C. Khối lượng và chất làm vật. 
 	D. Vận tốc của vật.
 47. Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị của công suất?
 	A. Oát giây(Ws) . 
 	B. Jun giây (Js ) 
 	C. Kilooat giờ (kwh) . 
 	D. Oát (w )
 48. Nhiệt lượng cần truyền cho 0,5kg đồng để nhiệt độ tăng từ 200 C đến 300 C là:
 	A. 2000J 
 	B. 57000J. 
 	C. 1900J. 
 	D. 20000J
 49. Đơn vị nhiệt dung riêng là :
 	A. J/ Kg. 
 	B. J/ Kg. k. 
 	C. J.Kg/ k 
 	D. J.Kg. k 
 50. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước ở thí nghiệm Bơrao chứng tỏ :
 	A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước . 
 	B. Các phân tử nước hút và đẩy các hạt phấn hoa.
 	C. Các phân tử nước lúc thì đứng yên lúc thì chuyển động. 
 	D. Các phân tử nước không đứng yên và chuyển động không ngừng. 
 51. Khi sự truyền nhiệt giữa 2 vật thì : (Chọn câu sai).
 	A. Nhiệt chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cac sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
 	B. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau.
 	C. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt năng của 2 vật bằng nhau.
 	D. Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
 52. Hãy chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau:
 	A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng riêng cần thiết để làm choho 1kg chất đó tăng thêm 10C. 
 	B. Nhiệt lượng riêng của 1 chất nhiệt lượng cần thiết để làm cho chất đó tăng thêm 10C.
 	C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết độ tăng nhiệt của chất.
 	D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết khối lượng của chất đó.
 II/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1,5điểm)
 	53. Nhiệt độ của vật càng  thì các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật 
 	54. Nhiệt năng của một vật là ., có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng 
 	55. Các chất được cấu tạo từ các . gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử , phân tử luôn có .
 	56. Sự truyền nhiệt có thể thực hiện bằng các hình thức .
 	57. Nhiệt có thể truyền từ vật .. sang vật có..
 	58. Các phân tử của các chất khác nhau thì cấu tạo, kích thước, khối lượng cũng 
 	59. Nhiệt lượng không phải là một dạng năng lượng mà chỉ là . trong sự truyền nhiệt. 
 	60. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của; đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của ; bức xạ nhiệt có thể xảy ra ngay cả 
B. TỰ LUÂN:
	Câu 1: Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết điều gì?
	Câu 2: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu đặc điểm của nguyên tử, phân tử?
	Câu 3: Phát biểu định luật bảo tòan và chuyển hóa năng lượng?
	Câu 4: Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt?
	Câu 5: Nhiệt lượng là gì? Kí hiệu? Đơn vị?
	Câu 6: Tìm hai ví dụ về sự dẫn nhiệt?
	Câu 7: Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
	Câu 8: Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi?
	Câu 9: Vì sao vào mùa hè ta mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
	Câu 10: Nói nhiệt dung riêng của thép là 460 J/ kg.K có ý nghĩa gì?
	 Câu 11: Mở lọ nước hoa trong lớp học, sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Giải thích tại sao? 
	Câu 12: Một bạn học sinh bẻ gãy viên phấn thành những mảnh nhỏ. Bạn ấy nói những mảnh nhỏ đó là nguyên từ và phân tử. Theo em nói như vậy có đúng không? Tại sao?
	Câu 13: Dùng thìa khúây nước trong cốc. Nhiệt năng của nước có thay đổi không? Vì sao?
	Câu 14: Để ý khi mài dao người ta thường nhúng dao vào nước lạnh, giải thích việc làm này?
	Câu 15: Tại sao nhiệt độ Mặt Trăng thay đổi rất nhiều ( hàng trăm độ )trong 1 ngày đêm?
	Câu 16: Người ta dùng than đá để đốt 1 lò nung kim lọai:
	a/ Tính nhiệt lượng cần cung cấpđể nung 1 khối đồng có khối lượng 45 kg từ nhiệt độ 300C lên 3300C. 
	Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/ kg.K.
	b/ Tính lượng than đá cần để cung cấp nhiệt lượng nói trênbiết năng súât tỏa nhiệt của than đá là q = 27.106J/ kg và hiệu súât của lò là 80%.
	Câu 17: Trộn lẫn rượu vào nước , người ta thu được 1 hỗn hợp nặng 140 g ở nhiệt độ t= 360C . Tính khối lượng nước và rượuđã pha biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ t1 =190C và nước có nhiệt độ t2 =1000C .Nhiệt dung riêng của rượu và nước làC 1 =2500J/kg.độ, C 2 =4200J/kg.độ.
	Câu 18:Người ta thả 1 cục sắt có khối lượng m 1 =0,8 kg ở nhiệt độ t1 =1200C vào 1 xô nước chứa m 2 =4kg nước ở t 2 =250C . Tính nhiệt độ trong xô nước khi đã có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của sắt C 1 =460 J/kg.độ; của nước C 2= 4200J/kg.độ.
	Câu 19: Một hệ gồm n vật có khối lượng mỗi vật là m1, m2...mnở nhiệt độ ban đầu t1.t2,...tn làm bằng các chất có nhiệt dung riêng C1, C2, ....Cn trao đổi nhiệt với nhau.Tính nhiệt độ chung của hệ khi cân bằng nhiệt?
	Câu 20: Người ta thả 1thỏi đồng nặng 0,4 kg ở nhiệt độ 800C vào 0,25 kg nước ở nhiệt độ 180C . Hãy xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt . Cho nhiệt dung riêng của đồng C1 =400J/ kg.k, của nước 4200J/kg.K.
 - HẾT-

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_8.doc