Đề kiểm tra học kì II môn Toán 7 - Trường THCS Hương Phong (Có đáp án)

doc 2 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 17/06/2022 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Toán 7 - Trường THCS Hương Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn Toán 7 - Trường THCS Hương Phong (Có đáp án)
	PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2005 – 2006
	TRƯỜNG THCS HƯƠNG PHONG MÔN Toán 7. Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: (3 điểm)
	Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất.
Câu 1: Điểm kiểm tra Toán của các bạn trong 1 tổ được ghi ở bản sau. Tần số của điểm 6 là :
Tên
Thi
Thanh
Bé
Đế
Sự
Nhật
Thu
Yến
Sương
Thịnh
Điểm
9
6
7
4
6
6
7
8
6
7
	A) 6	B) 3	C) 4 	D) Thịnh; Bé; Thu; Thịnh.
Câu 2: Cho 3 đơn thức M = ab2x4y3 ;	N = ax4y3 ;	P = b2x4y3.
	A) Đơn thức M đồng dạng với đơn thức N nếu : a ,b là hằng số ; x, y là biến số.
	B) Đơn thức M đồng dạng với đơn thức P nếu : a là hằng số ; b, x, y là biến số.
	C) Đơn thức M đồng dạng với đơn thức N nếu : b là hằng số ; a, x, y là biến số.
	D) Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Giá trị của biểu thức có nghía khi:
	A) x = -1	B) x = 1	C) x = 0	D) Với mọi x
Câu 4: Giá trị của biểu thức P = x2 + 4xy – 3y3 tại x = -5 , y = -1 là :
	A) 48	B) 42	C) – 42	D) – 48
Câu 5: Hãy ghép đôi hai ý ở hai cột được khẳng định đúng. Trong một tam giác ABC:
a) Đường trung trực ứng với cạnh BC	 
b) Đường phân giác xuất phát từ đỉnh A
c) Đường cao xuất phát từ đỉnh A
d) Đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A
1) là đường vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng BC 
2) là đoạn thẳng nối A với trung điểm BC 3) là đoạn thẳng vuông góc với cạnh BC tại trung điểm của nó
4) là đoạn thẳng có hai mút là đỉnh A với giao điểm của cạnh BC với tia phân giác của góc A
Phần II.(6 điểm)
Câu 1: Dựa vào câu 1 (phần I), hày tính số trung bình cộng và mốt của dấu hiệu điều tra.
Câu 2: Cho hai đa thức f(x) = 5x – 7 ; g(x) = 3x + 1
	a) Tìm nghiệm của f(x) , g(x)
	b) Tìm nghiệm của đa thức A(x) = f(x) – g(x). 
	Từ đó với giá trị nào của x thì f(x) = g(x)
Bài 3: Cho DABC vuông ở A, AB = 3 cm ; AC = 4 cm. Phân giác góc B, góc C cắt nhau tại O. Vẽ OE ^ AB ; OF ^ AC.
	a) Chứng minh rằng AB + AC – BC = 2AE.
	b) Tính khoảng cách từ O tới các cạnh của DABC.
	c) Tính OA, OB, OC.
	PHÒNG GIÁO DỤC HƯƠNG TRÀ	 ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
 TRƯƠNG THCS HƯƠNG PHONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2005 – 2006
	 MÔN: Toán 7
Phần I. (3 điểm)
	* Từ câu 1 đến câu 4, mỗi câu phương án trả lời đúng , chấm 0,5 điểm
	Đáp án:
Câu
1
2
3
4
Phương án đúng
C
D
D
A
	* Ghép mỗi câu đúng, chấm 0,25 điểm.
	a – 3 ;	b – 4 	;	c – 1 	;	d – 2 	;
Phần II. ( 6 điểm)
	Câu 1: (1 điểm)
	Số trung bình cộng : 6,6	(0,75 đ)
	Mốt của dấu hiệu : 6	(0,25 đ)
Câu 2: (2 điểm)
	a) f(x) có nghiệm là : 	(0,5 đ)
	 g(x) có nghiệm là : 	(0,5 đ)
	b) A(x) có nghiệm là : x = 4	(0,5 đ)
	 Khi x = 4 thì f(x) = g(x)	(0,5 đ)
Câu 3 : (3 điểm)
 Vẽ hình đúng và có ghi GT, KL 	(0,5 đ)
a) Chứng minh được AB + AC – BC = 2AE 	(0,5 đ)
b) Tính được BC = 5 cm,	(0,25 đ)
	Tính được AE = 1 cm, 	(0,25 đ)
	Tính đúng OE = AE = OF = 1 cm, 	(0,5 đ)
c) 	Tính được BE = 2 cm , CF = 3 cm , 	(0,25 đ)
	Tính đúng 	OA = cm 	(0,25 đ)
	OB = cm 	(0,25 đ)
	OC = cm 	(0,25 đ)
Điểm trình bày và bài làm 1 điểm ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_toan_7_truong_thcs_huong_phong_co.doc