Đề kiểm tra học kì II Môn: Sinh học- Lớp 6

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1184Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Môn: Sinh học- Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Môn: Sinh học- Lớp 6
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
	Môn: Sinh học- Lớp 6
ĐỀ 01
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm) Giải thích hình thức sống cộng sinh của địa y? 
Câu 2: (3,0 điểm) So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ? Giải thích sự phát triển của cây dương xỉ?
Câu 3: (3,0 điểm) Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm? Vì sao không dùng những hạt bị sâu mọt, sứt sẹo để làm giống?
Câu 4: (2,0 điểm) Vì sao người ta lại nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
-----Hết-----
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
	Môn: Sinh học- Lớp 6
ĐỀ 02
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ? Vì sao rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
Câu 2: (2,0 điểm) Vì sao người ta lại nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người?
Câu 3: (3,0 điểm) Nêu những điều kiện bên ngoài và bên trong cần cho hạt nảy mầm? Vì sao người ta phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt?
Câu 4: (2,0 điểm) Giải thích hình thức sống cộng sinh của địa y? 
-----Hết-----
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC 6
ĐỀ 1
Câu 1
(2,0 điểm)
*Giải thích hình thức sống cộng sinh ở địa y:
- Địa y sống cộng sinh giữa tảo và nấm. 
- Cả tảo và nấm đều có vai trò nhất định:
 + Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
+ Tảo sử dụng chất diệp lục để quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi sống cả tảo và nấm.
0,5 ®iÓm
0,75 ®iÓm
0,75 ®iÓm
Câu 2
(3,0 điểm)
*So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ:
- Giống nhau: cấu tạo gồm có thân, lá, rễ 
- Khác nhau:
Rêu
Dương xỉ
- Rễ giả
- Chưa có mạch dẫn
- Thân nhỏ, không phân cành
- Lá nhỏ, mỏng
- Rễ thật
- Đã có mạch dẫn
- Thân hình trụ, nằm ngang
- Có 2 loại: lá non và lá già. 
 + lá non: đầu cuộn tròn
 + lá già: cuống dài, phiến lá xẻ thùy, mặt sau có túi bào tử.
* Sự phát triển của cây dương xỉ:
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở mặt dưới là già
- Sinh sản bằng bào tử 
 - Khi túi bào tử chín " vòng cơ mở ra " bào tử rơi xuống " nảy mầm và phát triển thành nguyên tản " cây dương xỉ con.
0,5 điểm
0,25điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(3,0 điểm)
* Điểm khác nhau cơ bản giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm: 
Hạt của cây 2 lá mầm
Hạt của cây 1 lá mầm
- Phôi có 2 lá mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở 2 lá mầm
- Phôi có 1 lá mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở phôi nhũ
* Không dùng hạt sâu mọt, sứt sẹo để làm giống:
- Hạt có cấu tạo gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
 Cấu tạo phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
 Chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở lá mầm hoặc phôi nhũ.
 " giúp cây nảy mầm.
- Hạt bị sâu mọt, sứt sẹo " không đảm bảo đầy đủ các thành phần của hạt " hạt không nảy mầm tốt " không chọn làm giống.
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
 1,0 điểm
Câu 4
(2,0 điểm)
“Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người, vì:
- Con người và sinh vật khi hô hấp sẽ lấy vào khí ôxi và nhả ra khí cacbônic. Thực vật khi quang hợp sẽ lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi. Do vậy, thực vật (rừng) có vai trò giữ cân bằng lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí
- Rùng tham gia cản bụi, tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh, làm giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng có tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió góp phần điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực 
 1,0 điểm
 0,5 điểm
 0,5 điểm
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC 6
ĐỀ 2
Câu 1
(3,0 điểm)
*So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ:
- Giống nhau: cấu tạo gồm có thân, lá, rễ 
- Khác nhau:
Rêu
Dương xỉ
- Rễ giả
- Chưa có mạch dẫn
- Thân nhỏ, không phân cành
- Lá nhỏ, mỏng	
- Rễ thật
- Đã có mạch dẫn
- Thân hình trụ, nằm ngang
- Có 2 loại: lá non và lá già. 
 + lá non: đầu cuộn tròn
 + lá già: cuống dài, phiến lá xẻ thùy, mặt sau có túi bào tử.
* Rêu chỉ sống ở nơi ẩm ướt, vì:
- Rễ giả
- Thân, lá chưa có mạch dẫn
-> chức năng hút và dẫn truyền nước chưa hoàn chỉnh. Việc lấy nước và muối khoáng được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt cơ thể. Do vậy rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
(2,0 điểm)
“Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người, vì:
- Con người và sinh vật khi hô hấp sẽ lấy vào khí ôxi và nhả ra khí cacbônic. Thực vật khi quang hợp sẽ lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi. Do vậy, thực vật (rừng) có vai trò giữ cân bằng lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí
- Rừng tham gia cản bụi, tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh, làm giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng có tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió góp phần điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực 
 1,0 điểm
 0,5 điểm
 0,5 điểm
Câu 3
(3,0 điểm)
* Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
- Điều kiện bên ngoài: + Đủ nước
 + Đủ không khí
 + Nhiệt độ thích hợp
- Điều kiện bên trong: + Chất lượng hạt giống: to, chắc, mẩy, không bị sâu mọt, không sứt sẹo.
* Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt, vì:
- Làm đất tơi xốp giúp đất thoáng khí, đảm bảo đầy đủ không khí trong đất.
- Khi gieo hạt xuống sẽ có đủ không khí để hô hấp giúp hạt nảy mầm tốt.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
 1,0 điểm
 1,0 điểm
Câu 4
(2,0 điểm)
*Giải thích hình thức sống cộng sinh ở địa y:
- Địa y sống cộng sinh giữa tảo và nấm. 
- Cả tảo và nấm đều có vai trò nhất định:
 + Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
+ Tảo sử dụng chất diệp lục để quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi sống cả tảo và nấm.
0,5 ®iÓm
0,75 ®iÓm
0,75 ®iÓm

Tài liệu đính kèm:

  • docHK2_1516.doc