Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học 9 (thời gian: 45 phút)

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 6377Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học 9 (thời gian: 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn: Sinh học 9 (thời gian: 45 phút)
UBND HUYỆN HOÀI NHƠN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: SINH HỌC 9 (thời gian: 45 phút)
Năm học: 2014-2015
Trường THCS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp:. . . . . . . . . . . SBD: . . . . . . . . . . . . .
Giám thị 1
Giám thị 2
Mã phách
"- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Đường cắt phách- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm)
A. Hãy điền đáp án đúng vào bảng đáp án ở phần bài làm: (2,0đ)
 Câu 1: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới thoái hóa giống do:
 a.Các gen lặn có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp
 b.Dẫn đến hiện tượng đột biến gen
 c.Tạo ra ưu thế lai
 d.Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau
 Câu 2:Phép lai nào sau tạo ra cơ thể ưu thế lai AaBbCcDd
 a. aaBBccdd x AAbbCCDD b. AAbbCCdd x aaBBccDD
 c.AABBccdd x aaBBCCDD d.AaBbccDd x AABbCcdd
 Câu 3:Nhóm sinh vật nào sau toàn sinh vật hằng nhiệt:
 a. Cá chép, ếch, cây lúa, cây bưởi b. Cá quả, ếch đồng, lươn, lợn
 c. Gấu, chó, mèo, lợn, gà d. Đại bàng, chim ó, thằn lằn
 Câu 4: . Các đặc điểm hình thái của cây ưa bóng là:
 a. Cây nhỏ, mọc dưới tán cây to, nơi có ánh sáng yếu	 b. Lá to xếp ngang, màu lá sẫm
 c. Cây mọc nơi quang đãng, thân cao d. Màu lá xanh nhạt, lá nhỏ xếp xiên
 Câu 5:Dấu hiệu nào sau đây không phải dấu hiệu đặc trưng của quần thể:
 a.Mật độ quần thể b. Độ đa dạng, độ thường gặp 
 c.Thành phần nhóm tuổi d. Tỉ lệ giới tính
 Câu 6: Tác động lớn nhất của con người đến môi trường tự nhiên là:
 a. Thải các chất từ sinh hoạt hàng ngày 
 b. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái nhiều vùng
 c. Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã 
 d. Phá hủy thảm thực vật từ đó gây nhiều hậu quả xấu đến môi trường
 Câu 7: Tài nguyên nào không tái sinh trong một số tài nguyên sau ở nước ta :
 a. Năng lượng mặt trời b. Rừng Quốc gia Cúc Phương, U Minh
 c. Mỏ than Quảng Ninh d. Thủy điện Hòa Bình
 Câu 8: Xác định đâu không phải là quần thể sinh vật trong các ví dụ sau?
 a . Loài ếch đồng sống, sinh sản ở vùng đồng bằng sông Cửu long. Sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào lượng thức ăn và độ ẩm của vùng.
 b. Các chú hổ Bengal tình cờ đi lang thang trong khu vườn Quốc gia Karizanga-Ấn Độ, là một trong bảy loài động vật hoang dã đang bị con người tận diệt
 c. Đàn gà bỏ chung trong lồng được bày bán ở chợ.
 d. Các cá thể rắn lục đuôi đỏ sống ở 4 hòn đảo cách xa nhau.
B. Tìm những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: (2,0đ)
 1. ..(1) biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó  (2) qua các thế hệ. Để tạo ưu thế lai ở cây trồng, người ta chủ yếu dùng phương pháp . (3) còn trong chăn nuôi thường dùng . (4) để sử dụng ưu thế lai
 2. Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới (5)., đời sống sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ(6)... Tuy nhiên, cũng có một số loài sinh vật nhờ khả năng(7). .. nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia làm 2 nhóm là sinh vật (8).và sinh vật biến nhiệt
C. Hãy ghép các thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và điền vào cột trả lời C ( 1,0đ)
Cột A:Các ví dụ
Cột B:Tên  mối quan hệ 
Cột C:Trả lời
Tảo và nấm tạo nên địa y
Cáo và gà
Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa
Rận và bét sống bám trên da trâu, bò
Cạnh tranh
Hội sinh
Cộng sinh
Kí sinh, nửa kí sinh
Sinh vật ăn sinh vật khác
1+ ..
2+
3+
4+
 II. TỰ LUẬN: (5,0đ)
 Câu 1: (1.0 điểm) Thế nào là cân bằng sinh học trong quần xã? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học ? 
 Câu 2: (1.0 điểm) Tại sao cần sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên? Cần sử dụng tài nguyên rừng như thế nào ? 
 Câu 3:(1,5 điểm) Cho các sinh vật: cỏ, cào cào, mèo rừng, nai, báo, thỏ, vi sinh vật, chim sâu cùng sống trong một khu rừng
 a. Hãy thành lập một lưới thức ăn từ các sinh vật trên.
 b. Chỉ ra các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn trên
 Câu 4:(1,5 điểm) Trong bài thực hành : “Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương”, nhóm bạn An, Tú, Sơn được phân công quan sát khu vực cánh đồng gần trường. Qua quan sát các bạn nhận thấy trên đường đi có nhiều gạch ngói vụn của nhà đang xây đổ ra đường, tro bếp vun rải khắp nơi con đường đất dẫn ra cánh đồng có rất nhiều rác, dưới mương nước có một vài túi nilon nổi lềnh bềnh, cạnh đó có mấy con chuột, vật nuôi chết ruồi nhặng bâu vào. Phía xa còn có một lò gạch đang nhả khói đen mù mịt. Rẽ qua phía cánh đồng rau các bạn thấy rất nhiều chai, lọ và bao bì thuốc diệt rầy, trừ sâu vương vãi trên mặt đất
Kể tên những tác nhân đã gây ô nhiễm trong khu vực An,Tú, Sơn đã quan sát, mỗi tác nhân nêu rõ gồm những thành phần gây ô nhiễm nào.
Ý kiến của em về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt hiện nay? 
 Bài làm:
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm)
A. Hãy điền đáp án đúng vào bảng sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KT HKII MÔN SINH 9 - NĂM HỌC : 2014-2015
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0đ).
A. Hãyđiền đáp án đúng vào bảng đáp án ( 2.0 đ) Mỗi câu chọn đúng 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
ab
c
ab
b
d
c
bcd
(Những câu 2 đáp án: chọn đủ, những câu 3 đáp án : chọn 2/3 thì được tính điểm câu đó)
B. Điền từ: ( mỗi từ điền đúng: 0,25 đ)
1. ưu thế lai 2. giảm dần 3.lai khác dòng 4. lai kinh tế
5. hình thái 6. Từ 0- 500C 7.thích nghi cao 8. hằng nhiệt
C. Ghép các câu ở cột A với cột B sao cho phù hợp:
Mỗi câu ghép đúng: 0,25 đ: : 1 + c, 2 + e, 3+ a, 4 + d
II. TỰ LUẬN: (5,0đ). 
 Câu 1: ( 1 đ)
Cân bằng sinh học:Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã(0,5 đ)
Ví dụ: Năm nay thời tiết thuận lợi được mùa lúa, ngô,vì thế chuột phát triển và sinh sản mạnh à số lượng chim cú mèo ăn chuột tăng theo, khi số lượng chim cú mèo ăn chuột tăng lên nhiều à số lượng chuột lại giảm xuống (0,5 đ) 
 Câu 2: ( 1 đ)
Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau. (0,5)
Hiện nay một phần lớn tài nguyên rừng đã bị khai thác kiệt quệ, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đồi trọc tăng (0,25)
Cần kết hợp khai thác có mức độ với bảo vệ và trồng rừng, lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia(0,25)
 Câu 3: (1,5 đ)
Lập lưới thức ăn(0,75 đ)
 Cào cào 	Chim sâu
Cỏ 	Thỏ Mèo rừng	Vi sinh vật
	 Nai 	 Báo
Các thành phần sinh vật: Sinh vật sản xuất : cỏ (0,25 đ)
 Sinh vật tiêu thụ: cào cào, thỏ, nai, chim sâu, mèo rừng, báo (0,25 đ)
 Sinh vật phân giải : vi sinh vật (0,25 đ)
 Câu 4: (1,5 đ)
Khu vực quan sát đang gặp phải các tác nhân gây ô nhiễm 
Ô nhiễm do các chất thải rắn: gạch ngói vụn, tro bếp, rác, túi nilon. (0,25 đ)
Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp: khói đen từ lò gạch ngói (0,25 đ)
Ô nhiễm do sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật: chai lọ và bao bì thuốc sâu (0,25 đ)
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: chuột, vật nuôi chết, ruồi nhặn (0,25 đ)
Hiện nay việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và kích thích tăng trưởng cây trồng trở thành phổ biến trong trồng trọt, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.(0,25đ)
à Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật , dùng đúng liều lượng, đúng cách , chú trọng sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn, sử dụng thiên địch để loại trừ sâu hại cây trồng (0,25 đ)
 ( Phần tự luận HS có thể biểu đạt theo nhiều cách nhưng đúng vẫn cho đủ điểm )

Tài liệu đính kèm:

  • docKTHK2_1415_SINH_9.doc