SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Ngữ văn. Thời gian : 120 phút, không kể phát đề Câu 1. (2,0 điểm) “Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Cảm giác đó cũng giống như thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. Không thấy gì ngoài khói bom”. a) Giới thiệu vắn tắt về tác giả của tác phẩm có chứa phần trích trên và cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó. b) Chép lại câu có chứa thành phần khởi ngữ trong phần trích trên. Câu 2. (3,0 điểm) a) Viết đoạn văn (chú ý liên kết câu) giải thích ngắn gọn câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. b) Các câu trong đoạn văn vừa viết được liên kết bằng các phép liên kết nào ? Câu 3. (5,0 điểm) Bàn về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, có ý kiến nhận xét : Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ. Phân tích bài thơ Sang thu để làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------------ SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi (Hữu Thỉnh, Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học,Hà Nội, 1991) HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 Năm học 2010 – 2011 Môn: Ngữ văn I. Hướng dẫn chung – Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. – Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. – Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm Câu 1 (2,0 đ) “Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Cảm giác đó cũng giống như thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. Không thấy gì ngoài khói bom”. a) Giới thiệu vắn tắt về tác giả của tác phẩm có chứa phần trích trên và cho biết hoàn cảnh ra đời tác phẩm. b) Chép lại câu có chứa thành phần khởi ngữ trong phần trích trên. Lê Minh Khuê sinh năm 1948, quê ở Thanh Hoá, là nhà văn trưởng thành trong những năm chống Mĩ. Tác phẩm của Lê Minh Khuê chủ yếu viết về cuộc sống chiến đấu ở Trường Sơn. Sau 1975, nhà văn đi sát với những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. 0,75 Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. 0 ,75 Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. 0,50 Câu 2 (3,0 đ) a) Viết đoạn văn (chú ý liên kết câu) giải thích ngắn gọn câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. b) Các câu trong đoạn văn vừa viết được liên kết bằng phép liên kết nào ? a) Viết được đoạn văn (liên kết câu chặt chẽ) giải thích câu tục ngữ theo hướng : Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm : đi một ngày đàn” (đi xa), đi xa “học một sàng khôn” (học được nhiều điều hay). Từ đó khái quát nên một điều mang tính quy luật : Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. 2,50 b) Nói đúng các phép liên kết được sử dụng liên kết câu trong đoạn văn. 0,50 Chú ý : không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 3 (5,0 đ) Bàn về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, có ý kiến nhận xét : Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ. Phân tích bài thơ Sang thu để làm sáng tỏ ý kiến trên. Nêu vấn đề 0,50 Những suy ngẫm về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu được thể hiên tập trung thể hiện ở hai câu kết bài thơ : Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Hai câu thơ chứa đựng nhiều tầng nghĩa : nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu ; nghĩa ẩn dụ (sấm : những vang động bất thường của ngoại cảnh ; hàng cây đứng tuổi : con người đã từng trải), khi con người đã từng trải thì vững vàng hơn trước những tác tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 2,50 Điều suy ngẫm đã làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ. 1,50 Nhận xét, đánh giá vấn đề 0,50
Tài liệu đính kèm: