PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015-2016 Môn NGỮ VĂN, Lớp 6 Đề chính thức Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2,0 đ ) - Thời gian làm bài 10 phút Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài. Câu1: Thể loại truyện dân gian nào dưới đây có nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử ? A. Truyện cười B. Truyện truyền thuyết C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn Câu 2: Văn bản nào có nội dung phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc? A. Treo biển B. Thầy bói xem voi C. Lợn cưới, áo mới D. Mẹ hiền dạy con Câu 3: “ Em bé thông minh” được viết theo thể loại gì và của nước nào ? A. Truyện cổ tích của Việt Nam B. Truyện truyền thuyết của Việt Nam C. Truyện cổ tích của Trung Quốc D. Truyện cổ tích của Nga Câu 4: Trong các từ dưới đây từ nào là từ mượn ? A. dông bão B. xà phòng C. xe đạp D. học sinh Câu 5: Từ “cổ”trong trường hợp nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc ? A. Cổ xe này khá đẹp. B. Cổ đứa bé đeo vòng bạc sáng loáng. C. Cổ áo anh ấy có cài nơ. D. Chị châm nước tới cổ bình. Câu 6. Em dùng từ nào để điền vào chỗ trống cho thích hợp ? ..: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già. A. Trung tâm B.Trung bình C.Trung niên D.Trung gian Câu 7: Từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc từ loại gì? Đấy vàng đây cũng đồng đen Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ. Danh từ B. Động từ C. Lượng từ D. Chỉ từ Câu 8: Chọn nhóm từ nào có thể làm phần trước trong mô hình cụm động từ? A. cũng, rất, còn, chưa, đang B. mỗi, cũng, còn, chưa, đang C. vừa, đang, chưa, cũng, còn D. cũng, cả, chưa, còn, đang - Hết - PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015-2016 Môn NGỮ VĂN, Lớp 6 Đề chính thức Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Lời phê STT Số tờ Giám khảo 2 Số phách II - PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 đ) - Thời gian làm bài 80 phút Câu 1: (2,0 đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cũng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt, Thần Nước đành rút quân. (Trích Ngữ văn 6, tập 1, trang 32) Hãy giải thích từ “nao núng” được dùng trong đoạn văn trên. Ghi lại các động từ có trong câu văn “Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.” Nêu ý chính của đoạn văn trên bằng một câu văn. Qua đoạn trích trên, nhân dân ta muốn gửi gắm ước mơ gì? Câu 2: (1,0 đ) Đặt một câu trong đó có cụm danh từ (gạch chân xác định) Câu 3: (5,0 đ) Viết bài văn tự sự kể về một lần em viếng thăm ông bà. BÀI LÀM I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả II - PHẦN TỰ LUẬN: HƯỚNG DẪN CHẤM Ðề kiểm tra HỌC KÌ I, Năm học 2015-2016 - Môn NGỮ VĂN, Lớp 6 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 đ) Câu 1 2 3 4 5 Kết quả B A A B B C D C II - PHẦN TỰ LUẬN : (8 đ) Câu 1 (2,0 đ) : nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa (0,5 đ) Tìm đủ các động từ trong câu văn (0,5 đ) ( nếu chỉ tìm được từ 3 đến 4 động từ cho 0.25 đ) Đoạn văn kể lại cảnh Sơn Tinh đánh Thủy Tinh và đã chiến thắng ( 0,5 đ) Nhân dân gửi gắm ước mơ chiến thắng thiên tai, lũ lụt ( 0,5 đ ) Câu 2 (1,0 đ): Đặt đúng một câu trong đó có cụm danh từ ( gạch chân xác định ) ( nếu chỉ đặt đúng câu có cụm danh từ mà không xác định, cho 0,5 đ ) Câu 3 (5,0 đ) : 1. Yêu cầu: a ) Hình thức: Hoc sinh viết được một văn bản có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả ... b ) Nội dung: Kể về một chuyến viếng thăm ông bà. 2.Tiêu chuẩn cho điểm: A. Mở bài ( 0,5 đ ): Giới thiệu khái quát về chuyến đi thăm ông bà. B. Thân bài ( 4,0 đ ) : Kể chi tiết về chuyến đi : - Em chuẩn bị đi thăm ông bà như thế nào ? Tâm trạng ra sao? (0,5đ) - Đến thăm ông bà em đã làm gì? ( thăm hỏi, tặng quà, trò chuyện, ) (2,5 đ) - Kể cảnh chia tay với ông bà (0,5 đ). - Biết đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lý vào mạch tự sự (0,5 đ). C. Kết bài (0,5đ): - Ý nghĩa của chuyến đi. - Những cảm xúc, suy nghĩ của em. * Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo. - Hết -
Tài liệu đính kèm: