Đề kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Ma trận đề: 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
M.độ thấp
M.độ cao
1. Văn bản:
Truyện ngụ ngôn
Câu 1 (P.I)
1 điểm
Câu 4 (P.I)
1 điểm
Câu 4 (P.I)
1điểm
2 câu
3 điểm
30%
2. Tiếng Việt:
- Nghĩa của từ
Câu 2 (P.I)
1 điểm
1 câu
1 điểm
10%
- Cụm danh từ
Câu 3 (P.I)
2 điểm
1 câu
2 điểm
20%
3. Tập làm văn: Văn tự sự
Phần II
4 điểm
1 câu
4 điểm
40%
Tổng số
1 câu
1 điểm
10%
3 câu
4 điểm
40%
2 câu
5 điểm
50%
5 câu
10 điểm
100%
II. Đề bài
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. (6 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.” (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - tập Một)
Câu 1. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện gì? Nêu khái niệm thể loại truyện ấy.
Câu 2. Em hãy giải nghĩa từ “chúa tể” và cho biết em đã giải nghĩa từ bằng cách nào?
Câu 3. Tìm các cụm danh từ và xác định danh từ trung tâm của các cụm danh từ ấy trong câu văn: “Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.”
Câu 4. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện chứa đoạn văn nói trên? Em đã vận dụng bài học ấy trong thực tế cuộc sống như thế nào?
Phần II. (4 điểm)
Hãy kể về một người mà em yêu mến.
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm):
- Đoạn văn trên nằm trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” 0,25đ
- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện ngụ ngôn 0,25đ
- Khái niệm truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. 0,5đ
Câu 2 (1 điểm): 
- Chúa tể: kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác. 0,5đ
- Cách giải nghĩa từ: nêu khái niệm mà từ biểu thị 0,5đ 
Câu 3 (2 điểm): 
- Tìm chính xác mỗi cụm danh từ 0,5đ
- Xác định chính xác danh từ trung tâm của mỗi cụm 0,5đ
Các cụm danh từ:
một con ếch một giếng nọ
Câu 4 (2 điểm). 
- Bài học: 
+ Không nên huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo 0,5đ
+ Luôn có ý thức học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình 0,5đ
- Vận dụng bài học trong cuộc sống 1đ
Phần II. (4 điểm)
Hãy kể về một người mà em yêu mến.
Yêu cầu:
* Hình thức: bài văn có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt, lỗi sai ngữ pháp câu.
* Nội dung: kể về một người bất kì (ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô , kể cả một người mới quen) nhưng em phải có tình cảm yêu mến với người đó. Bài văn phải làm nổi bật chân dung người được kể (ngoại hình, sở thích, thói quen, cách cư xử ) và thể hiện rõ nét tình cảm của em với người được kể (có thể gắn liền với một kỉ niệm giữa em và người đó).
- Điểm 4: Bài văn đáp ứng đủ những yêu cầu về nội dung và hình thức nói trên. Nội dung câu chuyện sâu sắc, ấn tượng với người đọc.
- Điểm 3: Về cơ bản, bài văn đáp ứng được những yêu cầu về nội dung và hình thức kể trên nhưng nội dung chưa thật sâu sắc, ấn tượng hoặc còn mắc một số lỗi về hình thức.
- Điểm 2: Bài văn đúng thể loại tự sự nhưng bố cục chưa mạch lạc, nội dung còn thiếu sót.
- Điểm 1: Bài làm chưa hoàn chỉnh, nội dung quá sơ sài.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.
Tuy nhiên, trong quá trình chấm bài, GV linh hoạt với mỗi bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_van_6_hoc_ki_1.doc