Đề kiểm tra học kì I năm học: 2015 – 2016 môn: Địa lí – Lớp 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học: 2015 – 2016 môn: Địa lí – Lớp 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học: 2015 – 2016 môn: Địa lí – Lớp 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
 PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ 	 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 NĂM HỌC: 2015 – 2016
 MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 9
 	 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
Câu 2: (2,0 điểm) 
Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam (trang 22: Các ngành công nghiệp trọng điểm) và kiến thức đã học , hãy:
a. Kể tên và sắp xếp các nhà máy thủy điện theo nhóm có công suất: Dưới 1000MW, trên 1000MW.
b. Giải thích sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta.
Câu 3: (2,0 điểm) 
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Nêu tên các tỉnh và vị trí địa lý của vùng Bắc Trung Bộ.
b. Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ
Câu 4: (3,0 điểm) 
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2011
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Nuôi trồng
108,7
81,3
Khai thác
263,7
713,9
a. Hãy tính tỉ trọng (%) về sản lượng thủy sản của từng vùng và toàn Duyên hải miền Trung.
b. So sánh sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
c. Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa 2 vùng.
............................. HẾT ...........................
(Học sinh được sử dụng atlat địa lý Việt Nam)
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỊA 9 KÌ I 2015-2016
1
3 điểm
* Các nhân tố tự nhiên:
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên khí hậu
- Tài nguyên nước.
- Tài nguyên sinh vật
* Các nhân tố kinh tế - xã hội
- Dân cư và lao động nông thôn
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật.
- Chính sách phát triển nông nghiệp
- Thị trường trong và ngoài nước.
(Nếu học sinh chỉ nêu mà không giải thích thì cho ½ số điểm)
1.5 điểm
1.5 điểm
2
2 điểm
a. Kể tên và sắp xếp các nhà máy thủy điện :
- Nhà máy thủy điện trên 1000MW: Hòa Bình.
- Nhà máy thủy điện dưới 1000MW: Thác Bà, Nậm Mu, Tuyên Quang, A Vương, Vĩnh Sơn, Y-a-ly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Sông Hinh, Đrây – Hlinh, Đa Nhim, Hàm Thuận –Đa Mi, Cần Đơn, Trị An. 
b. Giải thích: 
- Các nhà máy thủy điện phân bố trên các con sông ở vùng trung du và miền núi.
- Trung du, miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết.
- Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, các dãy núi xen kẽ  thuận lợi để xây dựng hồ chưa nước.
1.0 điểm
1.0 điểm
3
2 điểm
a. Các tỉnh và vị trí địa lý của vùng Bắc Trung Bộ
- Gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp Trung Du và miền núi Bắc Bộ, ĐBSH.
+ Phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Tây giáp Lào
+ Phía Đông giáp Biển Đông.
b. Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ
- Thuận lợi: 
+ Là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam nên vùng dễ dàng giao lưu với các vùng trong cả nước.
+ Cửa ngỏ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại.
+ Của ngõ hành lang Đông – Tây của tiểu vùng sông Mê Công.
+ Có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế Biển.
- Khó khăn: Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bảo, lũ lụt, cát bay.) 
1.0 điểm
1.0 điểm
4
3 điểm
a. Tỷ trọng (%) của toàn vùng duyên hải và của BTB, DHNTB.
- Toàn vùng: 100%
- Nuôi trồng: BTB: 57,2 %, DHNTB: 42.8 %
- Khai thác: 27.0 %, DHNTB: 73.0 %
b. So sánh: 
- Tổng sản lượng thủy sản vùng DHNTB lớn hơn vùng BTB (dẫn chứng)
- Sản lượng thủy sản khai thác vùng DHNTB lớn hơn vùng BTB (dẫn chứng)
- BTB có sản lượng nuôi trồng lớn hơn DHNTB (dẫn chứng)
c. Giải thích:
- DHNTB có sản lượng khai thác lớn hơn vì: 
+ Có đường bờ biển dài nhất trong các vùng, tất cả các tỉnh đều giáp biển.
+ Nguồn hải sản phong phú, nhiều bãi tôm, cá lớn
+ Có các ngư trường trọng điểm: Hoàng Sa – Trường sa, Ninh Thuận – Bình Thuận.
+ Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loại hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm.
+ Lực lượng lao động trong lĩnh vực đông đảo, có kinh nghiệm.
+ CSVC – KT cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng.
(Học sinh trả lời được 4/6 ý vẫn cho điểm tối đa)
- Vùng BTB có sản lượng nuôi trồng lớn hơn vì: vùng có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, cồn cát, cử sông ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_DIA_9_KY_I_1516.doc