PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP TỔ PHỔ THÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề chỉ có một trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: SINH HỌC 6 Ngày kiểm tra: 12/12/2014 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi) ĐỀ BÀI: Câu 1: (2 điểm) Quang hợp là gì? Nêu ý nghĩa của quang hợp? Câu 2: (2 điểm) Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng? Câu 3: (2 điểm) Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng. Câu 4: (2 điểm) Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây. Cho ví dụ. Câu 5: (2 điểm) Tại sao khi đánh cây đi trồng nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn? -Hết- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2014-2015 MÔN SINH HỌC LỚP 6 Ngày kiểm tra: 12/12/2014 Câu 1: Khái niệm về quang hợp. Ý nghĩa của quang hợp: (2 đ) - Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic, ánh sáng đề chế tạo tinh bột và thải khí oxi ra môi trường ngoài. (1đ) - Ý nghĩa của quang hợp : các chất hữu cơ và khí oxi do quang hợp tạo ra cần cho sự sống của hầu hết các sinh vật trên trái đất kể cả con người. (1đ) Câu 2: Đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây của lá giúp nó nhận được nhiều ánh sáng: (2đ) - Phiến lá có dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng (1đ) - Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. (1đ) Câu 3 : Thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng: (2đ) + Mô tả: - Cắm 2 cành hoa trắng vào 2 bình nước: + Bình A nước không màu. (0.25đ) + Bình B nước màu đỏ. (0.25đ) - Đặt nơi thoáng mát, sau 1 ngày quan sát ta thấy: + Cánh hoa và gân lá ở bình A không thay đổi. (0.25đ) + Cánh hoa và gân lá ở bình B chuyển sang màu đỏ. (0.25đ) - Cắt ngang thân cây ở bình B, dùng kính lúp quan sát ta thấy mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ. (0.5đ) + Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. (0.5đ) Câu 4: Một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây. Cho ví dụ. (2đ) - Thân củ nằm trên mặt đất (Củ su hào) : Dự trữ chất dinh dưỡng. (0.5đ) - Thân củ nằm dưới mặt đất (Củ khoai tây): Dự trữ chất dinh dưỡng. (0.5đ) - Thân rễ nẳm trong đất (Củ gừng, hoàng tinh): Dự trữ chất dinh dưỡng. (0.5đ) - Thân mọng nước (Xương rồng): Dự trữ chất dinh dưỡng, quang hợp. (0.5đ) Câu 5 : Tại sao khi đánh cây đi trồng nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn ? (2đ) - Khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và phải tỉa bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá khi cây chưa bén rễ.(1đ) - Khi đánh cây, bộ rễ bị tổn thương nên lúc mới trồng rễ chưa thể hút nước để bù vào luợng nước đã mất qua lá. Lúc đó nếu bị mất nhiều nước quá cây có thể héo rồi chết. (1đ) --------- Hết -------- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA - MÔN SINH HỌC LỚP 6 HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014 – 2015 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chương III THÂN Thân biến dạng Thí nghiệm CM mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm: 2 đ Số điểm: 2 đ Số điểm: 4 đ Chương IV LÁ Khái niệm về quang hợp. Nêu ý nghĩa Đặc điểm bên ngoài của lá Tại sao tỉa bớt lá, cắt ngắn ngọn khi đánh cây đi trồng? Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 3 Số điểm: 2 đ Số điểm: 2 đ Số điểm: 2 đ Số điểm: 6 đ Tổng cộng Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 5 Số điểm: 10đ Số điểm: 2 đ Số điểm: 2 đ Số điểm: 4 đ Số điểm: 2 đ
Tài liệu đính kèm: