SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THCS-THPT QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015 Môn ĐỊA LÝ - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1 (2đ). Tại sao các loài động vật có thể tồn tại được trong khí hậu lạnh giá của đới lạnh? Ví dụ một số loài động vật sống ở đới lạnh? Câu 2 (4đ). Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh? Tại sao ở đới lạnh còn rất nhiều tài nguyên nhưng vẫn chưa được khai thác? Câu 3 (4đ). Trình bày đặc điểm của môi trường vùng núi? Lấy ví dụ chứng minh ở vùng núi khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao? ---------------HẾT--------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN Câu 1(2đ). Các loài động vật có thể tồn tại được trong khí hậu lạnh giá của đới lạnh- Có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi..) - Có lớp lông dày (gấu trắng, tuần lộc...) - Có bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...) - Sống thành đàn để bảo vệ, sưởi ấm cho nhau - Ngủ đông - Di cư tránh rét Câu 2(4đ). a.Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh - Đới lạnh rất ít dân. - Chăn nuôi, săn bắn. - Sống chủ yếu ở ven biển phía Bắc (ít lạnh hơn, ấm áp hơn có tài nguyên để chăn nuôi và săn bắt thú có lông quý. Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo. b. Đới lạnh có nguồn tài nguyên phong phú + Điều kiện khai thác rất khó khăn+ Khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, mùa đông kéo dài, thiếu công nhân mà đưa công nhân từ nới khác đến quá tốn kém, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại. Câu 3(4đ). Đặc điểm của môi trường vùng núi - Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. - Ở đới ôn hòa có các vành đai cây cối ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng (ấm hơn). - Ở sườn đón gió (ẩm, ấm hoặc mát hơn) TV đa dạng, phong phú hơn sườn khuất gió. - Càng lên cao không khí càng loãng và lạnh dẫn đến thiếu oxi. - Thực vật thay đổi theo độ cao và hướng sườn núi.
Tài liệu đính kèm: