Phòng GD&Đt Yên lập Ma trận đề Kiểm tra học kỳ I – môn địa lý lơp 9 Năm học 2011- 2012 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Địa lí dân cư 2 1,0 2 1,0 Địa lí kinh tế 1 0,5 1 4,0 2 4,5 Sự phân hoá lãnh thổ 1 0,5 1 4,0 2 4,5 Tổng 4 2,0 1 4,0 1 4,0 6 10 Phòng GD&ĐT Yên Lập Đề Kiểm tra học kì I- Năm học: 2011-2012 Môn: Địa lí 9 (Thời gian làm bài 45 phút) I. Phần trắc nghiệm : (2,0 điểm) * Chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: (0,5 điểm): Các vùng lãnh thổ nước ta có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước: a. Đồng bằng sông Hồng b. Đồng bằng sông Cửu Long c. Đông Nam Bộ d. Tất cả đều đúng Câu 2: (0,5 điểm): Nguồn lao động ở nước ta mỗi năm tăng thêm: a. Khoảng 3 triệu lao động b. Khoảng 2 triệu lao động c. Khoảng 1 triệu lao động d. Khoảng 500 nghìn lao động Câu 3: (0,5 điểm): Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp: a. Khai khoáng, năng lượng b. Hoá chất c. Dệt may d. Chế biến Câu 4: (0,5 điểm): Hiện nay ngành vận tải nước ta có vai trò quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vận chuyển hàng hoá và hành khách là ngành: a. Đường sắt b. Đường bộ c. Đường biển d. Đường sông II. Phần tự luận: (8,0 điểm) Câu 1 : (4,0 điểm): Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng? Câu 2: (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991- 2002 (đơn vị: %) Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công ngiệp- xây dựng Dịch vụ 100,0 40,5 23,8 35,7 100,0 29,9 28,9 41,2 100,0 27,2 28,8 44,0 100,0 25,8 32,1 42,1 100,0 25,4 34,5 40,1 100,0 23,3 38,1 38,6 100,0 23,0 38,5 38,5 a, Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991- 2002? b, Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu GDP ở nước ta thời kỳ 1991- 2002? Hết Phòng GD&Đt Yên lập Hướng dẫn chấm bài kiểm tra học kì I-Môn địa lí 9 Năm học 2011- 2012 I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm): Mỗi ý đúng được (0,5điểm) Câu 1: Chọn d; Câu 2: Chọn c; Câu 3: Chọn a; Câu 4: Chọn b II. Phần tự luận: (8,0 điểm) Câu 1: (4,0 điểm): Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những lợi, khó khăn cho phát triển kinh tế- xã hội của vùng: - Thuận lợi: * Điều kiện tự nhiên: + Địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, dễ dàng cơ giới hoá trong sản xuất, thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị... (0,25 điểm) + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh, tạo điều kiện thâm canh, xen canh tăng vụ, phát triển các giống cây trồng vụ đông (trồng thêm được các loại cây cận nhiệt đới và ôn đới) (0,5 điểm) + Sông ngòi: Dày đặc, có hàm lượng phù sa rất lớn... cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, bồi đắp nên đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu. (0,25 điểm) * Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên quý giá nhất của vùng này là đất phù sa Sông Hồng màu mỡ, thuận lợi cho việc thâm canh các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nhiệp hàng năm với quy mô lớn. (0,5 điểm) + Tài nguyên khoáng sản có giá trị như: Than nâu (Hưng Yên), Mỏ đá (ở Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), Sét, cao lanh (Hải Dương), Khí tự nhiên, Nước khoáng (Thái Bình)... (0,5 điểm) + Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng với nhiều khu vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Xuân Thuỷ, Cát Bà... có nhiều loài động thực vật quý hiếm. (0,5 điểm) + Tài nguyên biển đang khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, du lịch... (0,5 điểm) - Khó khăn: + Bão, lũ lụt, hạn hán... hàng năm gây thiệt hại đáng kể về người và của cho nhân dân. (0,5 điểm) + Sương muối, sâu bệnh... cũng gây bệnh thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp (0,5 điểm) Câu 2: (4,0 điểm): a. Vẽ biểu đồ: (3,0 điểm). Yêu cầu vẽ biểu đồ miền, các dạng biểu đồ khác không cho điểm, vẽ chính xác, đảm bảo hình thể (hình chữ nhật ngang), sạch đẹp. Có đủ thông tin trên biểu đồ, có bảng chú giải phù hợp. Mỗi sai xót nhỏ trong quá trình vẽ trừ 0,25 điểm b. Nhận xét: (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm - Tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh, từ 40,5% xuống còn 23,0%. - Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp- xây dựng tăng nhanh, từ 23,8% tăng lên 38,5% - Tỷ trọng khu vực dịch vụ tương đối cao nhưng phát triển chưa ổn định. - Cơ cấu GDP nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực: CNH- HĐH. ---------------------------------------------------Hết--------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: