PHÒNG GD&ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM 2014- 2015 TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM Môn: NGỮ VĂN Lớp 8 Thời gian làm bài 90 phút Câu 1(2điểm): Cho biết vài nét về xuất xứ, tác giả và tóm tắt văn bản: “Bài toán dân số”. Câu 2 (3điểm): Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật “Cô bé bán diêm” có học ở HKI, lớp Tám, trong đó có sử dụng câu ghép , dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, và dấu hai chấm. (Gạch dưới hoặc ghi chú cuối đoạn cho câu ghép, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm). Câu 3 (5điểm): Thuyết minh về chiếc xe đạp. PHÒNG GD&ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM 2014- 2015 TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM Môn: NGỮ VĂN Lớp 8 ĐÁP ÁN: Câu 1 (2 điểm): Cho biết vài nét về xuất xứ, tác giả và tóm tắt văn bản: “Bài toán dân số”. Tác giả : (0.5 điểm) Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, 1995 Tóm tắt văn bản: (1,5 điểm) “Bài toán dân số” Bài toán dân số đã từng được đặt ra từ rất lâu, chứ không riêng gì hiện nay (nó là một vấn đề không hề mới). Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái, từ một bài toán cổ trên một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Theo bài toán cổ đó thì từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995 dân số thế giới đạt đến ô thứ 33 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế một phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ trên thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng, tác giả báo động về con đường "tồn tại hay không tồn tại"./. Câu 2 (3 điểm): Viết đoạn văn từ 7-10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật “Cô bé bán diêm” có học ở HKI, lớp Tám, trong đó có sử dụng câu ghép , dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, và dấu hai chấm . (Gạch dưới hoặc ghi chú cuối đoạn cho câu ghép, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm). GỢI Ý VIẾT ĐOẠN VĂN: Trong chương trình văn học nước ngoài ở học kì I lớp Tám, em có học một truyện ngắn (trích đoạn) của tác giả An-đéc-xen nói về một em bé có hoàn cảnh rất bất hạnh: truyện “Cô bé bán diêm”. ( câu này có dùng hai chấm, ngoặc đơn và ngoặc kép) Em bé / thật tội nghiệp, người đời / đối xử với em quá lạnh lùng. ( Câu ghép, dùng dấu phẩy nối hai vế) Chỉ có mẹ và bà là thương yêu em nhưng đều đã qua đời. Bố em có lẽ vì quá nghèo khổ nên cũng đối xử với em thiếu tình thương. Khách qua đường cũng chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng (bán diêm) của em. Những người nhìn thấy thi thể em vào sáng Mùng Một Tết cũng lạnh lùng như thế. Nhưng chính tác giả An-đéc-xen nhận biết hết những điều đó. Tấm lòng của ông đã thuộc về những con người nghèo khổ. Chính niềm yêu thương ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời hình dung ra cảnh huy hoàng là hai bà cháu bay lên trời để đón lấy niềm vui đầu năm. Nhưng rõ ràng, truyện “Cô bé bán diêm” và phần kết thúc truyện nầy là một cảnh rất thương tâm./. Câu 3(5 điểm): Thuyết minh về chiếc xe đạp. DÀN Ý Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng . Các bộ phận chính : + Hệ thống truyền động gồm: khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, xích,đĩa,ổ líp, hai trục,ổ bi, và hai bánh trước sau. + Hệ thống điều khiển gồm: ghi đông, bộ phanh. +Hệ thống chuyên chở gồm: yên xe, giá đeo hàng, giỏ đựng đồ. Các bộ phận phụ: + Hệ thống chắn bùn, chắn xích. + Chuông xe, đèn tín hiệu. Kết bài: Lợi ích: Tiện lợi, không gây ô nhiễm môi trường. Khẳng định vai trò của xe đạp trong hiện tại và tương lai. BIỂU ĐIỂM: 4-5 điểm: thuyết minh chính xác, đầy đủ dàn ý ba phần “MỞ BÀI, THÂN BÀI, KẾT BÀI”, văn trôi chảy, ít lỗi chính tả (bằng hoặc dưới 3 lỗi) 3 điểm: thuyết minh dàn ý ba phần “MỞ BÀI, THÂN BÀI, KẾT BÀI”, nhưng văn chưa trôi chảy, (lỗi chính tả từ 4 đến 6 lỗi) 2 điểm: thuyết minh thiếu 2 ý chính (trong tổng số 4 ý chính) của phần thân bài. 1 điểm: có viết vài chữ hoặc vài câu về xe đạp. 0 điểm: bỏ giấy trắng Chịu trách nhiệm ra đề, giáo viên: Trần Ngọc Anh Vũ. --- HẾT ---
Tài liệu đính kèm: