Đề kiểm tra học kì I môn: Sinh học 8 năm học 2015 – 2016

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 881Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn: Sinh học 8 năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn: Sinh học 8 năm học 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: SINH HỌC 8
Năm học 2015 – 2016
.Thiết kế ma trận
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức độ cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương 1:Khái quát về cơ thể người .
- Chức năng nơron.
.
-Điền được tên các bộ phận của tế bào
Số câu hỏi
2
1
3
Số điểm
0,5
1
1,5 đ (15%)
Chương 2:Vận động.
- Nguyên nhân của sự mỏi cơ.
 - Sự lớn lên , dài ra và cấu tạo của xương
Số câu hỏi
4
4
Số điểm
1 
1 đ (10%)
Chương 3:Tuần hoàn.
Thành phần chất trong nhóm máu
- Giải thích sự đông máu
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
0,25
2
2.25 (22.5%)
Chương 4: Hô hấp
Hiểu được sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
- Biện pháp vệ sinh hệ hô hấp của bản thân
Số câu hỏi
1/2
1/2
1
Số điểm
1
1,25
2.25(22.5%)
Chương 5: Tiêu hóa
- Vai trò của gan.
-Kể 1 số bệnh đường tiêu hóa thường gặp
- Cấu tạo ruột non phù hợp với sự hấp thụ
Giải thích được tác dụng của Amilaza trong nước bọt
-Các thói quen tiêu hóa
Số câu hỏi
1
1/6
1/3
1/3
1/6
2
Số điểm
0,25
0.5
1.25
0,5
0.5
3(30%)
Tổng số câu
Tổng số điểm
3
0.75 đ
(7.5%)
1/6
0.5 đ
(5%)
5
1.25 đ
(12.5%)
½+1/3
2.25 đ
(22.5%)
1+1/2+1/3
2.75 đ
(27.5%)
1 +1/6
2.5 đ
(25%)
12
10 điểm
100%
I/ Phần trắc nghiệm: 2 điểm ( mỗi ý đúng được 0.25 điểm)
Khoanh tròn ( O) vào đầu câu có ý trả lời đúng nhất (ứng với A,B,C hoặc D ); nếu bỏ đáp án đã chọn thì gạch cho vào chữ cái đã khoanh tròn (U) ; nếu chọn lại đáp án đã bỏ thì tô đen vào vòng tròn (˜) 
Câu 1: Dẫn xung thần kinh từ trung ương đến các cơ quan là chức năng của :
Nơron cảm giác	B.Nơron liên lạc.	C. Nơron vận động. 	 D. Nơ ron khác.
Câu 2: Xương dài ra nhờ sự phân chia của các tế bào ở phần :
A. Màng xương	 B. Khoang xương. 	C. Tủy xương.	 D. Sụn tăng trưởng 
Câu 3: Xương to về bề ngang nhờ sự phân chia của các tế bào ở :
A. Màng xương	 B. Sụn tăng trưởng . C. Tủy xương.	 D. Khoang xương.
Câu 4: Xương cứng chắc là do xương chứa nhiều:
Chất côt giao	B. Muối sắt	C. Chất sụn	 D. Muối canxi
Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến sự mỏi cơ là:
Do thiếu Oxi, axit lactic tích tụ đầu độc cơ.	B. Lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu
C. Sản phẩm tạo ra nhiều CO2 gây độc cho cơ 	D. Năng lượng cung cấp ít.	
Câu 6: Tiết mật, điều hòa và khử độc các chất là chức năng của:
A. Dạ dày	B. Gan	C. Ruột non	 D. Ruột già	
Câu 7: Máu mà trong hồng cầu không chứa khángnguyên là :
A. Nhóm máu B	B. Nhóm máu A	C. Nhóm máu O	 D. Nhóm máu A	
Câu 8: Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện quá trình tham gia hô hấp là:
A. Màng tế bào. B. Ti thể. 	C. Bộ máy Gongi . D. Chất tế bào 
II.Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: Điền vào chỗ trống tên các bộ phận , các bào quan trong hình tế bào sau (1điểm): 
4
2.....
3
1
Câu 2: Khi bị đứt tay hay vết thương nhỏ máu chảy một lúc rồi ngừng hẳn nhờ quá trình nào? 
Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là do đâu?
Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu? (2 điểm)
Câu 3:a) Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.(1 điểm)
b) Là học sinh , em cần làm gì để bảo vệ hệ hô hấp?(1,25 điểm)
Câu 4: a) Vì sao khi ta nhai cơm không lâu trong miệng có cảm giác ngọt?	(0.5 điểm)
 b)Ruột non có những đặc điểm nào phù hợp với việc hấp thụ các chất? (1.25. điểm)
 c) Kể một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp và cách phòng tránh (1.điểm)
Bài làm 
ĐÁP ÁN
I/ Phần trắc nghiệm: 2 điểm ( mỗi ý đúng được 0.25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
A
D
A
B
C
B
II/ Phần tự luận: 7.25 điểm
Câu 1 : 
Các từ cần điền: 1. Màng ; 2. Nhân ; 3. Ti thể ; 4. Chất tế bào ( mỗi số điền đúng được 0.25 đ)
Câu 2: 
- Máu ở vết thương ngừng chảy nhờ quá trình đông máu 	(0.25đ)
- Sự đông máu liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu, các Protein, ion Ca2+... 	(0.25đ)
-Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ các búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết thương ở mạch máu.	(0.5đ)
-Tiểu cầu: + bám vào vết rách và bám vào nhau tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách (0.5đ)
 +giải phóng enzim giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.	(0.5đ)
Câu 3: 
a) * Sự trao đổi khí ở phổi:
 	- O2 khuếch tán từ phế nang vào máu	(0.25đ)
 	- CO2 khuếch tán từ máu vào tế bào 	(0.25đ)
	* Sự trao đổi khí ở tế bào:
	- O2 khuếch tán từ máu vào tế bào 	(0.25đ)
 - CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu 	 	(0.25đ)
b) - Trồng nhiều cây xanh.	(0,25đ)
- Mang khẩu trang ở nơi có nhiều bụi.	(0,25đ)
- Thường xuyên dọn vệ sinh, không xả rác, không khạc nhổ bừa bãi.	(0,25đ)
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các chất khí độc hại	.(0,25đ)
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá.	( 0,25đ)
 Câu 4 : 
a) Vì enzim Amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột chin thành đường mantozo (0.5đ)
b) Ruột non dài, lớp niêm mạc ruột có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ	 ( 0.5 đ)
-Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột (0.5 đ)
à Diện tích bề mặt bên trong ruột non rất lớn làm tăng diện tích hấp thụ của ruột ( 400-500m2)	(0.25đ)
c) * Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp:
- Viêm loét dạ dày- Viêm loét tá tràng- Viêm ruột thừa...	(0.5 đ)
 * Cách phòng tránh:
- Ăn đủ chất, ăn chậm, nhai kĩ 
- Ăn đúng giờ 
- Ăn uống hợp vệ sinh
 - Sau khi ăn, nghỉ ngơi và làm việc hợp lí...	(0.5 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_sinh_8_ky_I.docx