Đề kiểm tra Học kì I Môn: Sinh học 11

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1399Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì I Môn: Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Học kì I Môn: Sinh học 11
Sưu tầm: N.M.Quân a12 thpt LONG KHÁNH- ĐNAI Đề kiểm tra Học kì I - Năm học 2011-2012 
 Tổ: Sinh học 	 Môn : Sinh học 11
	 — — & – –	 (Thời gian làm bài: 45 phút)
 (Đề thi gồm có 3 trang)
Mã đề: 150
Họ và tên học sinh: .. Lớp 11
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH: (28 câu, từ câu 1 đến câu 28)
 Câu 1. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây Mía là giai đoạn:
	A. Pha sáng.	B. Quang phân li nước.	 C. Pha tối.	D. Chu trình Canvin.
 Câu 2. Trong các động lực sau đây, động lực nào ảnh hưởng lớn nhất đến sự vận chuyển nước và ion khoáng trong mạch gỗ:
	A. Lực dính bám của các phân tử nước vào thành mạch gỗ.	B. Quá trình thoát hơi nước.
	C. Lực liên kết giữa các phân tử nước trong lòng mạch gỗ.	D. Áp suất của rễ.
 Câu 3. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,7%, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách:
	A. Khuếch tán.	B. Hấp thụ chủ động.	C. Thẩm thấu.	D. Hấp thụ bị động.
 Câu 4. Ở động vật nhai lại, thức ăn xenlulôzơ được tiêu hoá nhờ vi sinh vật sống cộng sinh ở:
	A. Dạ múi khế .	B. Dạ tổ ong.	C. Dạ lá sách .	D. Dạ cỏ.
 Câu 5. Pha sáng của quang hợp xảy ra ở:
	A. Màng lục lạp.	B. Màng sinh chất.	C. Cơ chất.	D. Màng tilacôit.
 Câu 6. Nội dung nào sau đây đúng :
	A. Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM đều giống nhau ở cả pha sáng và pha tối .
	B. Trong pha sáng năng lượng ánh sáng được sử dụng để quang phân ly nước, 02 được giải phóng ra từ nước.
	C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và cacbohidrat.
	D. Pha sáng diễn ra ở tilacôit khi có ánh sáng và cả khi không có ánh sáng .
 Câu 7. Thế nước của cơ quan nào trong cây là thấp nhất?
	A. Các mạch gỗ ở thân.	B. Các lông hút ở rễ.	C. Lá cây.	D. Cành cây.
 Câu 8. Chất nào sau đây không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần của người?
	A. Vitamin A.	B. Tinh bột.	C. Pepsin.	D. Chất béo.
 Câu 9. Nitơ được rể cây hấp thụ ở dạng ?
	A. NH4+, NO3-.	B. NO2-, NH4+.	C. N2, NH4+.	D. NO3-, N2.
 Câu 10. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng quang hợp?
	A. Sự biến đổi diệp lục từ trạng thái bình thường sang trạng thái kích hoạt.
	B. Quá trình quang phân li nước.
	C. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
	D. Quá trình khử CO2.
 Câu 11. Nội dung nào sau đây là sai?
	1. Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
	2. Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ máu chảy càng lớn.
	3. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng; tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
	4. Huyết áp cực đại lúc tim giãn, cực tiểu lúc tim co.
	A. 2,3.	B. 1,3.	C. 1,4.	D. 2,4.
 Câu 12. Cơ quan không thể quang hợp được là:
	A. Lá.	B. Hoa.	C. Củ.	D. Quả.
 Câu 13. Diệp lục không tham gia vào quá trình nào sau đây?
	A. Biến đổi năng lượng.	B. Hấp thụ năng lượng ánh sáng.
	C. Vận chuyển năng lượng.	D. Khử CO2.
 Câu 14. Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng vì:
	A. Chúng tham gia vào hoạt động chính của các enzim. B. Chúng có trong cấu trúc của tất cả các bào quan.
	C. Chúng được tích luỹ trong hạt.	D. Chúng cần cho 1 số pha sinh trưởng.
 Câu 15. Trong ống tiêu hoá, thức ăn được biến đổi:
	A. Ngoại bào.	B. Cơ học, ngoại bào.	C. Nội bào, hoá học.	D. Ngoại bào, nội bào.
 Câu 16. Nơi nước và chất khoáng hoà tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:
	A. Tế bào nhu mô vỏ.	B. Tế bào nội bì.	C. Tế bào lông hút.	D. Tế bào biểu bì.
 Câu 17. Vào rừng nhiệt đới, ta gặp nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:
	A. Hướng tiếp xúc.	B. Hướng đất.	C. Hướng hóa.	D. Hướng sáng.
 Câu 18. Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
	A. Phiến lá mỏng.	
	B. Có cuống lá.	
	C. Có diện tích bề mặt lá lớn.
	D. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.
 Câu 19. Quang hợp của cây C3 và cây C4 giống nhau ở:
	A. Enzim cố định CO2.	B. Pha sáng.
	C. Chất nhận CO2.	D. Sản phẩm đầu tiên của quang hợp.
 Câu 20. Hướng động ở cây có liên quan tới:
	A. Đóng khí khổng.	B. Các nhân tố môi trường.
	C. Sự phân giải sắc tố.	D. Thay đổi hàm lượng axit nuclêic.
 Câu 21. Hệ hô hấp ở người có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn nhờ có nhiều:
	A. Mạng mao mạch.	B. Khí quản.	C. Phế quản.	D. Phế nang.
 Câu 22. Nguyên nhân của sự đóng, mở khí khổng là:
	A. Sự giảm sức trương nước của tế bào.	B. Sự thay đổi cường độ chiếu sáng.
	C. Sự tăng sức trương nước của tế bào. D. Sự biến động hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng.
 Câu 23. Sự tổng hợp ATP trong hô hấp chủ yếu xảy ra ở:
	A. Tế bào chất.	B. Màng trong ti thể.	C. Chất nền ti thể.	D. Màng trong lục lạp.
 Câu 24. Nội dung nào sau đây không đúng ?
	A. Khả năng co dãn tự động theo chu kỳ của tim gọi là tính tự động của tim.
	B. Khả năng co dãn tự động theo chu kỳ của tim là do hệ dẫn truyền tim.
	C. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp ở tĩnh mạch là cao nhất.
	D. Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
 Câu 25. Khi đi dưới trời nắng, mạch máu dưới da dãn ra và làm mặt đỏ lên. Hiện tượng này nhằm mục đích gì?
	A. Tăng quá trình thải nhiệt.	B. Tăng quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.
	C. Giảm quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.	D. Giảm quá trình thải nhiệt.
 Câu 26. Cây thích ứng với môi trường sống của nó bằng:
	A. Thay đổi cấu trúc tế bào.	B. Hướng động và ứng động.
	C. Đóng khí khổng, lá cụp xuống.	D. Sự tổng hợp sắc tố.
 Câu 27. Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim là:
	A. Lưỡng cư, bò sát, chim.	B. Chim, thú.
	C. Lưỡng cư, thú.	D. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú.
 Câu 28. Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng liên kết N2 với H2 để hình thành NH3 nhờ:
	A. Có chứa enzim Oxigenaza.	B. Có chứa enzim Cacboxylaza.
	C. Cộng sinh với rễ cây họ Đậu.	D. Có chứa enzim Nitrôgenaza.
II. PHẦN RIÊNG: 
 (Học sinh được chọn 1 trong 2 phần để làm bài: Phần A hoặc phần B)
A – THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: (7 câu, từ câu 29 đến câu 35) 
 Câu 29. Hô hấp sáng có sự tham gia của các bào quan:
	A. Perôxixôm, ti thể, lục lạp.	B. Ti thể, lục lạp, ribôxôm.
	C. Lục lạp, ti thể, bộ máy gôngi.	D. Ti thể, lizôxôm, lục lạp.
 Câu 30. Vận động tự vệ ở cây trinh nữ thuộc kiểu cảm ứng nào?
	A. Ứng động không sinh trưởng.	B. Nhiệt ứng động.
	C. Ứng động tiếp xúc.	D. Ứng động sinh trưởng.
 Câu 31. Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối những sản phẩm nào sau đây?
	A. CO2 và ATP.	B. Năng lượng ánh sáng.	C. ATP và NADPH.	D. Nước và O2.
 Câu 32. Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh chết vì:
	A. Khi da giun bị khô thì O2 và CO2 không khuếch tán qua da được à không hô hấp.
	B. Da giun bị ánh nắng chiếu vào à hơi nước trong cơ thể giun thoát ra ngoài à giun bị thiếu nước.
	C. Thay đổi môi trường sống à giun không thích nghi được.
	D. Nồng độ O2 ở cạn cao hơn ở nước nên giun không hô hấp được.
 Câu 33. Đặc điểm của con đường thoát hơi nước ở lá qua khí khổng là:
	A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh.	B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh.
	C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh.	D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
 Câu 34. Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp là:
	A. Glucôzơ trong máu thấp.	B. Na+ trong máu thấp.	
	C. Glucôzơ trong máu cao.	D. Na+ trong máu cao.
 Câu 35. Trong các ngăn của dạ dày trâu và bò, ngăn nào là dạ dày chính thức?
	A. Dạ tổ ong.	B. Dạ lá sách.	C. Dạ múi khế.	D. Dạ cỏ.
B – THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: (7 câu, từ câu 36 đến câu 42) 
 Câu 36. Nói hoạt động của cơ tim tuân theo quy luật "Tất cả hoặc không có gì" nghĩa là:
	A. Cơ tim co bóp suốt đời không mệt mỏi.
	B. Khi tim còn đập nghĩa là cơ thể còn tồn tại, nếu tim ngừng đập thì cơ thể sẽ chết.
	C. Khi kích thích tim với cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng và trên ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng cách co bóp tối đa.
	D. Khi cơ tim co bóp sẽ đưa tất cả máu trong 2 tâm thất vào động mạch, khi tim nghỉ, 2 tâm thất không chưa lượng máu nào.
 Câu 37. Sự thay đổi áp suất trương nước làm chuyển động lá là do:
	A. Thay đổi vị trí của lông hút.	B. Thay đổi vị trí vô sắc lạp.
	C. Thay đổi nồng độ K+.	D. Thay đổi cấu trúc phitôcrôm.
 Câu 38. Cho phương trình biểu hiện mối quan hệ giữa hoạt động của bộ máy quang hợp và năng suất cây trồng: 
Nkt = (FCO2 . L . Kf . Kkt ) . n (tấn/ ha). 
	L là đại lượng biểu thị cho:
	A. Năng suất kinh tế.	B. Khả năng quang hợp.
	C. Diện tích quang hợp.	D. Hệ số hiệu quả quang hợp.
 Câu 39. Vận động bắt mồi ở thực vật thuộc kiểu ứng động nào?
	A. Nhiệt ứng động.	B. Ứng động không sinh trưởng.
	C. Quang ứng động.	D. Ứng động sinh trưởng.
 Câu 40. Một chất A có hệ số hô hấp RQ = 4,0. Chất A sẽ thuộc nhóm chất nào sau đây?
	A. Cacbohiđrat.	B. Axit hữu cơ.	C. Prôtêin.	D. Lipit.
 Câu 41. Khi huyết áp cao, vì sao những người già dễ bị xuất huyết não?
	A. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch máu ở não khi huyết áp cao dễ bị vỡ mạch.
	B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch máu ở não khi huyết áp cao dễ bị vỡ mạch.
	C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch máu ở não khi huyết áp cao dễ bị vỡ mạch.
	D. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch máu ở não khi huyết áp cao dễ bị vỡ mạch.
 Câu 42. Nồng độ Na+ trong máu được điều hoà bởi hoocmon (A) của tuyến (B).
	(A), (B) lần lượt là:
	A. (A): Tiroxin; (B): tuyến giáp.	B. (A): Andosteron; (B): tuyến trên thận.
C. (A): Cortizol; (B): tuyến trên thận.	D. (A): Insulin; (B): tuyến tuỵ.
HẾT 

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAM_KHAO_DE_THI_SINH_11_KI_1.doc