Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 9 - Năm học 2014 - 2015 thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề )

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 809Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 9 - Năm học 2014 - 2015 thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 9 - Năm học 2014 - 2015 thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
 UBND QUẬN THỦ ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 9 - Năm học 2014 - 2015
 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
 Ngày kiểm tra: 16/12/2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần 1: (6đ ) Đọc kỹ đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
 Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”
1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác? (1đ )
2. Tìm một biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. (1đ ).
3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa bốn câu thơ cuối đoạn? (1đ)
4. Viết văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về đề tài: mái ấm gia đình có vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. (3đ )
Phần 2: (4đ ) 
 Hãy tưởng tượng em là một người đã thành đạt, có điều kiện đến thăm một hội người mù neo đơn, tàn tật hoặc chứng kiến cuộc sống của các em nhỏ ở trại trẻ mồ côi. Hãy viết bài văn kể lại cảm xúc của em khi phải chứng kiến những mảnh đời như vậy. 
( Chú ý sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả, độc thoại nội tâm)
HẾT
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9
 QUẬN THỦ ĐỨC KIỂM TRA HKI ( ĐỀ CHÍNH THỨC )
 NĂM HỌC 2014 - 2015 - Ngàykiểm tra: 16 / 12 / 2014
.PHẦN 1: (6đ)
1/-Đoạn thơ trích từ bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt. (0,5 đ)
 -Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật ở nước ngoài. (0,5đ)
2/ Biện pháp nghệ thuật và tác dụng:
- HS trả lời đúng một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ trên: điệp ngữ (0.5đ) 
Tác dụng:
 - Điệp ngữ: từ “nhóm” được lặp lại khẳng định bà chính là người nhóm lên trong lòng cháu ngọn lửa của tình yêu thương, của niềm tin và nghị lực- một người bà giàu đức hy sinh, thật đáng kính. (0,5đ)
Học sinh có thể diễn đạt theo ý riêng của mình, miễn đúng trọng tâm thì vẫn chấp nhận.
 ( Nếu học sinh phát hiện được biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và nêu được tác dụng vẫn trọn điểm)
3/ Ý nghĩa bốn câu thơ cuối đoạn: (1đ )
Là lời khẳng định sâu sắc: cháu đã trưởng thành, đi xa, được sống trong điều kiện sung túc, hiện đại nhưng bà và quê hương vẫn là hình ảnh thiêng liêng nhất.
 ( HS có thể diễn đạt theo ý riêng của mình, đúng trọng tâm thì vẫn chấp nhận)
4/ Văn bản ngắn (3đ)
*YÊU CẦU: 
a/ Nội dung: HS nêu được tầm quan trọng của mái ấm gia đình.
Các ý chính cần có:
*Mở bài: giới thiệu chung về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người.(0,5đ)
* Thân bài: Học sinh dùng lí lẽ để khẳng định, bàn luận các ý tưởng sau(2đ)
a/ Lí giải và nêu những biểu hiện cụ thể (1,5đ)
+ Gia đình là nơi hội tụ của những thành viên cùng huyết thống, cùng có trách nhiệm chăm lo, bảo bọc cho nhau trong mọi hoàn cảnh. Là chỗ dựa vững chắc nhất về tinh thần, không có gia đình, bản thân ta sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn => gia đình là mái ấm.
+ Gia đình mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy nên mỗi người cần biết nâng niu, quí trọng gia đình mình bằng những biểu hiện cụ thể, những việc làm thiết thực nhất: Ông bà cha mẹ phải yêu thương con cháu hết lòng, con cái phải biết kính trên nhường dưới, biết san sẻ với những khó khăn của người thân, phụ giúp cha mẹ những công việc trong gia đình, sống có trách nhiệm với bản thân, luôn chăm chỉ, học hành thành đạt, biết tôn trọng tình làng nghĩa xómNêu dẫn chứng cụ thể.
b/ Luận mở rộng (0,5 đ)
+Phê phán những kẻ không biết trân trọng, giữ gìn mái ấm gia đình: sống vô trách nhiệm, gây phiền lụy đến cha mẹ bằng những việc làm nông nổi.. Dẫn chứng.
*Kết bài: Khẳng định lại giá trị của một gia đình bền vững.(0,5 đ)
b/ Hình thức:
-Sử dụng thể loại nghị luận.
-Viết đúng bài văn ngắn có bố cục 3 phần, có liên kết, liền mạch, đúng chính tả.
-Không tách đoạn -0,25đ
-Diễn đạt lủng củng - 0,25đ
.PHẦN 2 (4đ): TẬP LÀM VĂN 
 YÊU CẦU CHUNG
I/ Nội dung:
1/ Yêu cầu học sinh phải kể một câu chuyện tưởng tượng của bản thân trong một chuyến đi thăm hội người mù neo đơn hoặc các em nhỏ trong trại trẻ mồ côi.
 2/ Thấy được hoàn cảnh bất hạnh và nghị lực sống tốt đẹp của họ. 
3/ Những tình cảm yêu thương, xúc động, sự sẻ chia đối với họ. 
II/ Hình thức:
-HS biết sử dụng thể loại văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả, độc thoại nội tâm và nghị luận để cho bài văn sinh động, có cảm xúc, có chiều sâu suy tưởng.
-Diễn đạt:- Bố cục 3 phần đầy đủ, tách đoạn rõ ràng, mạch lạc.
 -Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả.
 -Có thể hiện sự sáng tạo trong việc chọn đề tài, tạo tình huống cho câu chuyện.
 -Trình bày sạch, không bôi bẩn, chữ viết rõ nét, đọc được.
1/ Điểm 3,5 - 4: Giỏi: 
-Bài làm đáp ứng được khá tốt các yêu cầu trên, có thể mắc 1-2 lỗi diễn đạt nhỏ.
- Lời văn giàu cảm xúc, có hình ảnh, thể hiện sự sáng tạo của người viết.
2/ Điểm 2,5- 3,0: Khá
-Bài viết đáp ứng được 2/3 yêu cầu. Ý có thể chưa phong phú nhưng đã làm nổi bật được các sự việc cơ bản, chưa thể hiện ý sáng tạo.
-Thiếu sự kết hợp 2 yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
-Chưa tách đoạn phần thân bài, có thể mắc từ 3 đến 4 lỗi diễn đạt.
3/ Điểm 1,5 - 2,0: Trung bình
-Bài viết chỉ đạt ½ yêu cầu chung, phần nội dung còn sơ sài , đơn điệu, thiên về liệt kê sự việc, thiếu cảm xúc
-Chưa tách đoạn thân bài. 
 - Có 4 đến 5 lỗi diễn đạt.
4/ Điểm 0,5 - 1,0: Yếu
-Bài viết lan man, bố cục không rõ ràng.
-Chưa nắm được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, thiên về miêu tả, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
5/ Điểm 00 - 0,5: Kém
-Lạc đề: 0,5đ
-Chỉ viết được vài dòng, phần mở bài, cho 0,5 đ 
 - Điểm 00: để giấy trắng
Lưu ý: Giám khảo thống nhất đáp án, chấm thử 3 bài trước khi chấm chính thức

Tài liệu đính kèm:

  • docDE + DAPAN KT HKI MON NGU VAN 9 - 2014-2015.doc