UBND QUẬN THỦ ĐỨC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 - Năm học 2014 – 2015 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra: 16/12/2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (1đ ) Đọc kĩ và cho biết đoạn văn được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính. “Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc .”.... Câu 2: (1đ ) Tìm một câu ghép trong đoạn văn sau và phân tích cấu tạo của câu ghép đó bằng sơ đồ. “...Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...” (“Lão Hạc”- Nam Cao) Câu 3: (3đ ) Viết văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy làm bài) bàn về đề tài: Lập dàn ý rất quan trọng trong phân môn tập làm văn. Câu 4: ( 5đ ) TẬP LÀM VĂN Thuyết minh về cây bút bi hoặc cái cặp. HẾT UBND QUẬN THỦ ĐỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8 - KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2014 - 2015 - Ngày kiểm tra: 16 / 12 / 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC CÂU 1: 1đ Đoạn văn trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” (trích từ hồi kí “Những ngày thơ ấu”) của nhà văn Nguyên Hồng. (0,5đ) Nội dung chính: cảm nghĩ của nhân vật chú bé Hồng khi tình cờ thấy mẹ ngồi trên xe kéo. (0,5đ) (HS có thể diễn đạt cách khác, miễn đúng trọng tâm). CÂU 2: (1đ) Bài tập tiếng Việt Xác định được câu ghép (0,5đ). Phân tích được 2 kết cấu chủ- vị (0,5đ). Cái đầu lão/ ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão/ mếu như con nít. *Học sinh có thể phân tích theo sơ đồ hình xiên hoặc hình chậu. Câu 3: ( 3đ ) Viết văn bản ngắn *YÊU CẦU: a/Nội dung: HS nêu được tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi làm bài tập làm văn . Các ý chính cần có: - Nêu vấn đề (0,25đ) - Giải thích dàn ý là gì? (0,5đ) - Tầm quan trọng của việc lập dàn ý: định hướng bài viết, giúp trình bày đầy đủ ý cần thiết, sắp xếp các ý cần diễn đạt theo trình tự hợp lý, tránh lạc đề,...(1,5đ) - Phê phán một số bạn chưa có ý thức trong việc lập dàn ý trước khi làm bài,...(0,5đ) - Lời kêu gọi, ý thức về việc lập dàn ý trước khi làm bài tập làm văn. (0,25đ) b/ Hình thức: - Sử dụng thể loại nghị luận. - Viết đúng bài văn ngắn có bố cục 3 phần, có liên kết, liền mạch, đúng chính tả. - Không tách đoạn -0,25đ. - Diễn đạt lủng củng - 0,25đ. CÂU 4: (5đ) TẬP LÀM VĂN I/ YÊU CẦU CHUNG: 1/ Nội dung: - Học sinh giới thiệu được các đặc điểm của đồ dùng học tập (tự chọn): + Nguồn gốc (nếu có) + Cấu tạo, sự phong phú về kiểu dáng + Công dụng, giá thành, cách bảo quản 2/Hình thức: - HS biết sử dụng thể loại văn thuyết minh để tạo lập văn bản. - Diễn đạt: bố cục bài văn có đủ 3 phần, ý tưởng mạch lạc, có liên kết. Câu văn đúng ngữ pháp, đúng chính tả. - Có sự sáng tạo trong cách giới thiệu, sưu tầm tư liệu. -Trình bày: bài viết sạch, chữ viết rõ, không bôi xóa. II/ THANG ĐIỂM 1/ Điểm 4,5 - 5: Giỏi: - Bài làm đáp ứng được khá tốt các yêu cầu trên, có thể mắc 1-2 lỗi diễn đạt nhỏ. - Lời văn xác thực, có hình ảnh, thể hiện sự sáng tạo của người viết. 2/ Điểm 3,5- 4,0: Khá - Bài viết đáp ứng được 2/3 yêu cầu. Ý có thể chưa phong phú nhưng đã làm nổi bật được các đặc điểm cơ bản cần giới thiệu, chưa thể hiện ý sáng tạo. - Chưa tách đoạn phần thân bài. - Có thể mắc từ 3 đến 4 lỗi diễn đạt. 3/ Điểm 2,5 – 3,0: Trung bình - Bài viết chỉ đạt ½ yêu cầu chung, phần nội dung còn sơ sài, đơn điệu, thiên về liệt kê, thiếu liên tưởng mở rộng từ thực tế. - Có 4 đến 5 lỗi diễn đạt. 4/ Điểm 1,0 – 2,0: Yếu - Bài viết lan man, bố cục không rõ ràng. - Chưa nắm được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, thiên về miêu tả, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. (1,5đ) - Lạc đề: 1đ 5/ Điểm 00 - 0,5 : Kém - Chỉ viết được vài dòng phần mở bài: 0,5đ ; Điểm 00: để giấy trắng Lưu ý: Giám khảo thống nhất đáp án, chấm thử 3 bài trước khi chấm chính thức.
Tài liệu đính kèm: