UBND QUẬN BÌNH TÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2014 - 2015 Ngày kiểm tra: 17 /12/2014 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề ) Dựa vào những kiến thức đã học em hãy trả lời những câu hỏi sau: Câu 1: (1.0 điểm) Bước vào cuối năm 1929, Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Ph. Ru- dơ- ven (Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932 của Mĩ) đã thực hiện một chính sách mới. Em hãy cho biết nội dung chủ yếu của chính sách mới này là gì? Nó đã có tác động như thế nào đối với nước Mĩ trong thời kì này? Câu 2: (2.0 điểm) Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( tình hình từ năm 1918 đến 1929). Câu 3: (3.0 điểm) Em hãy cho biết tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 - 1939). Câu 4: (4.0 điểm) Em hãy điền vào bảng những sự kiện chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) Thời gian Sự kiện 22/6/1941 7/12/1941 9/1940 1/1942 2/2/1943 Mồng 8 rạng sáng 9/5/1945 Ngày 6 và 9/8/1945 15/8/1945 HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 NĂM HỌC 2014 - 2015 Ngày kiểm tra: 17/12/2014 Câu 1: (1.0 điểm) Nội dung: Ban hành các đạo luật về phục hưng nông nghiệp, công nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết các nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính. (0.5 điểm) Tác dụng: Cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết khó khăn của người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ. (0.5 điểm) Câu 2: (2.0 điểm) - Sau chiến tranh thế giới nhất kinh tế chỉ phát triển trong một vài năm đầu, sau đó lâm vào tình trạng khó khăn. (0.5 điểm) - Năm 1918, cuộc "bạo động lúa gạo" bùng nổ, lôi kéo 10 triệu người tham gia, các phong trào bãi công cũng diễn ra sôi nổi. (0.5 điểm) - Tháng 7/ 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân. (0.5 điểm) - Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản. (0.5 điểm) Câu 3: (3.0 điểm) - Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc (trừ Xiêm nay là Thái Lan). (0.5 điểm) - Sau thất bại của phong trào Cần Vương, tầng lớp trí thức mới ở các nước chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản. (0.5 điểm) - Từ những năm 20, giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng . (0.5 điểm) - Nhiều Đảng cộng sản đã ra đời (In-do-nê-xi-a, Việt Nam, Mã Lai, Xiêm). (0.5 điểm) - Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như ở In - đô -nê - xi- a và Việt Nam. (0.5 điểm) - Phong trào dân chủ tư sản có những bước tiến bộ: đã ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội lớn (In-do-nê-xi-a, Miến Điện...). (0.5 điểm) Câu 4: (4.0 điểm) Thời gian Sự kiện Điểm 22/6/1941 Đức tấn công vào lãnh thổ Liên Xô. 0.5 điểm 7/12/1941 Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng. 0.5 điểm 9/1940 I-ta -li-a tấn công Ai cập 0.5 điểm 1/1942 Mặt trận Đổng minh chống phát xít được thành lập. 0.5 điểm 2/2/1943 Chiến thắng Xta - lin - grat 0.5 điểm Mồng 8 rạng sáng 9/5/1945 Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. 0.5 điểm Ngày 6 và 9/8/1945 Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản) 0.5 điểm 15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. 0.5 điểm
Tài liệu đính kèm: