PHÒNG GD & ĐT MỎ CÀY BẮC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TƯ Môn: Lịch sử 8. Đề 2 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên chủ đề (nội dung, chương ) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Lịch sử thế giới cận đại (giữa TK XVI – 1917) Nhận biết được 2 giai cấp mới ra đời ở Tây Âu; chính sách hàng đầu của giới cầm quyền Anh; Những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản đầu thế kỉ XX chuyển sang chủ nghĩa đế quốc; Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ;nhớ lại được ý nghĩa cảu CMTS Pháp. Nêu được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất Phân biệt được đặc điểm của CNĐQ ở Anh, Pháp, Đức, Nhật. Bình luận; rút ra bài học từ CTTG thứ nhất Số câu : Số điểm: Tỉ lệ % 5 2 20% 1a 1 10% 1 1 10% 1b+1c 2 20% 7 6 60% 2. Lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 – 1945) Trình bày được những nội dung chủ yếu của DTMT Giải thích được vì sao năm 1917 ở Nga có 2 cuộc CM. Lập niên biểu giai đoạn 1 của CTTG thứ hai. Số câu : Số điểm: Tỉ lệ 1 1 10% 1 1 10% 1 2 20% 3 4 40% Tổng sốcâu Tổngsố điểm Tỉ lệ % Số câu : 6 +1a Số điểm : 4 Tỉ lệ : 40% Số câu : 2 Số điểm : 2 Tỉ lệ :20 % Số câu : 1 Số điểm : 2 Tỉ lệ : 20% Số câu : 1b + 1c Số điểm : 2 Tỉ lệ : 20 % Số câu : 10 Số điểm : 10 Tỉ lệ : 100% PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TƯ Môn : Lịch Sử 8. ĐỀ 2 Thời gian : 60 phút ( Trắc nghiệm 15’, tự luận 45’) Ngày thi: Họ tên HS: Lớp: Điểm Nhận xét của giám khảo Chữ ký của giám thị 1 I. TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm ) : Thời gian 15 phút học sinh nộp bài . Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) Câu 1: Ở thế kỉ XV trong các nước Tây Âu xuất hiện hai giai cấp mới là: Địa chủ và nông nô C. Tư sản và vô sản. B. Chủ nô và nô lệ D. Địa chủ và Vô sản Câu 2: Chính sách ưu tiên hàng đầu trong giới cầm quyền ở Anh là Phát triển công nghiệp trong nước. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. C. Chăm lo đời sống nhân dân. D. Đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Câu 3: Những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản đầu thế kỉ XX chuyển sang chủ nghĩa đế quốc là: Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển trong nông nghiệp. Qúy tộc tư sản hóa và đại tư sản lên cầm quyền. C. Thiên hoàng Minh Trị nắm mọi quyền hành. D. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện, gây chiến tranh xâm lược để xâm chiếm thuộc địa, bành trướng lãnh thổ. Câu 4: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là do: Các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất. B. Giai cấp tư sản sản xuất một cách ồ ạt, chạy đua theo lợi trong những năm 1924 – 1929, dẫn đến cung vượt quá cầu. C. Người dân không mua được hàng hóa. D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới Câu 5: Hãy điền vào chỗ các từ (vấn đề ruộng đất cho nông dân; chế độ phong kiến; lực lượng chủ yếu; chủ nghĩa tư bản; giai cấp tư sản) về ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thê kỉ XVIII (1đ) “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ (1)đưa (2)lên cầm quyền, xóa bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của(3).. Quần chúng nhân dân là (4)..đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao” Câu 6:(1đ) Nối nội dung ở cột A với các đặc điểm ở cột B sao cho đúng Cột A Cột B 1/ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh A/ “ CNĐQ quân phiệt hiếu chiến” 2/ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp B/ “ CNĐQ thực dân” 3/ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức C/ “ CNĐQ phong kiến quân phiệt” 4/Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật D/ “ CNĐQ cho vay lãi” 5/ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ .nối với ..nối với .nối với ..nối với II. TỰ LUẬN: 7đ (HS làm bài trong thời gian 45 phút) Câu 7:(1đ) Hãy nêu những hiểu biết của em về cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản? Câu 8:(1đ) Tại sao ở Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng? Câu 9:(2đ) Lập niên biểu những diến biến chính của chiến tranh thế giới thứ hai (giai đoạn từ 1943 – 1945) theo mẫu sau: Thời gian Sự kiện Câu 10: (3đ) Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây những hậu quả như thế nào? Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 200 từ nói lên suy nghĩ của em về cuộc chiến tranh này. Theo em, từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, cần rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay ? ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm 1 C 0,25 2 B 0,25 3 D 0,25 4 B 0,25 5 (1) chế độ phong kiến (2) giai cấp tư sản (3)chủ nghĩa tư bản (4)lực lượng chủ yếu Mỗi ý đúng đạt 0,25 6 1 nối với B 2 nối với D 3 nối với A 4 nối với C Mỗi ý đúng đạt 0,25 7 - Duy tân Minh Trị: + Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển linh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống + Chính trị - xã hội: xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên cầm quyền. + Văn hóa, giáo dục: chú trọng nội dung khoa học, kĩ thuật, cử học sinh du học ở phương tây. + Quân sự:được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây 0,25 0,25 0,25 0,25 8 - Vào đầu thế kỉ XX nước Nga tồn tại bốn mâu thuẫn cơ bản: Nông dân Nga với chế độ phong kiến Nga Hoàng; giai cấp vô sản và giai cấp tư sản;giữa dân tộc Nga với các dân tộc trong đế quốc Nga;giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác. - Cách mạng tháng Hai năm 1917 nổ ra từ những mâu thuẫn nêu trên, song chỉ giải quyết được một mâu thuẫn là giữa nông dân với chế độ phong kiến; các mâu thuẫn khác vẫn tồn tại, đòi hỏi tiếp tục phải giải quyết. Mặt khác, cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai tuy lật đổ được chế độ phong kiến Nga Hoàng , nhưng cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại. - Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bôn – sê – vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành chính quyền về tay các Xô Viết. Đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga năm 1917. 0,25 0,5 0,25 9 Lập niên biểu diễn biến CTTG thứ hai (1943 – 1945) TG Sự kiện 2/2/1943 Chiến thắng Xta- lin -grat Cuối 1944 Toàn bộ lãnh thổ LX được giải phóng 5/1943 Quân Đức, I –ta- li- a hạ vũ khí 15/1945 Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện, CTTG thứ hai kết thúc. 0,5 0,5 0,5 0,5 10 - Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất: + 10 triệu người chết, 20 triệu người tàn tật, thiệt hại về vật chất lên đến 85 tỉ đô la. - HS nêu suy nghĩ của mình về chiến tranh thế giới thứ nhất: HS có nhiều cách suy nghĩ khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu: + Thấy được hậu quả nặng nề của cả nước thắng trận và bại trận. + Có thái độ phê phán chiến tranh, thể hiện lòng yêu hòa bình. - Rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay: HS có nhiều cách suy nghĩ khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu: + Giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng nhưng khi kẻ thù đã thể hiện rõ mưu đồ bằng hành động xâm lược, phải quyết tâm bảo vệ Tổ quốc 1 1 1
Tài liệu đính kèm: