Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề A - Năm học 2022-2023

doc 2 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 497Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề A - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề A - Năm học 2022-2023
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
TỈNH QUẢNG NAM
 (Đề gồm có 02 trang)
KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023
Môn: GDCD - Lớp 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
MÃ ĐỀ A 
I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) 
Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài.
Câu 1. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tự chủ?
A. Bình tĩnh, tự tin. B. Biết điều chỉnh hành vi.
C. Ôn hòa trong giao tiếp. D. Luôn hoang mang, lo sợ.
Câu 2. Thấy một người đang bị điện giật. Là người tự chủ em sẽ làm gì?
A. Bỏ mặc người đó, không quan tâm. 
B. Vội vàng tránh đi nơi khác.
C. Tìm cách ngắt nguồn điện và sơ cứu người bị nạn. 
D. Chạy đi tìm người khác tới cứu.
Câu 3. Một nhóm bạn thường xuyên trêu chọc em để làm trò đùa cho các bạn trong lớp. Là người tự chủ, em sẽ làm gì?
A. Gọi bố mẹ đến xử lí các bạn.
B. Nói chuyện nghiêm túc để các bạn dừng trêu chọc.
C. Mặc kệ, khi nào các bạn trêu chán sẽ thôi.
D. Nghĩ cách để trả thù lại các bạn đã trêu mình.
Câu 4. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
A. Chỉ làm những việc đã được phân công.
B. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm.
C. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.
D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.
Câu 5. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật được thể hiện như thế nào?
A. Dân chủ là yêu cầu để kỉ luật được thực hiện.
B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
D. Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
Câu 6. Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật?
A. Không tham gia các hoạt động của lớp. 
B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng.
C. Rủ nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng.
D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm.
Câu 7. Hành vi nào sau đây thể hiện tình yêu hòa bình?
A.Thân thiện với mọi người.
B. Dùng vũ lực giải quyêt mâu thuẫn. 
C. Phân biệt đối xử.
D. Thờ ơ, lạnh nhạt với bạn bè. 
Câu 8. Việc làm nào dưới đây thể hiện sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày?
A. Phân biệt kì thị những người nghèo khổ. 
B. Bắt mọi người phải phục tùng theo ý muốn của mình.
C. Luôn giữ thái độ ôn hòa trong giao tiếp. 
D. Luôn nhẫn nhịn để khỏi mất lòng người khác.
Câu 9. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột?
A. Để tránh xung đột không nên kết bạn với nhiều người.
B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết.
C. Mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng bạo lực.
D. Khi có mâu thuẫn không nên nhân nhượng.
Câu 10. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
A. thế hệ này sang thế hệ khác. 
B. đất nước này sang đất nước khác.
C. gia đình này sang gia đình khác. 
D. địa phương này sang địa phương khác.
Câu 11. Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Góp phần vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
B. Nhận được sự đánh giá cao từ mọi người.
C. Nhận được sự kính phục từ mọi người.
D. Truyền thống dân tộc không phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
Câu 12. Những thói quen, nếp sống nào dưới đây được coi là hủ tục?
A. Đoàn kết với xóm giềng. B. Gói bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.
C. Thờ cúng tổ tiên. D. Cúng bái khi bị ốm đau.
Câu 13. Trong các bộ môn nghệ thuật dưới đây, đâu là tên một bộ môn nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam?
 A. Gấp giấy. B. Múa rối nước. C. Trà đạo. D. Cắm hoa.
Câu 14. Khẩu hiệu ''Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh'' nói đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta trong các phương án dưới đây?
 A. Yêu nước. B. Cần cù. C. Yêu thương con người. D. Đoàn kết. 
Câu 15. N cho rằng “Ngày nay, các làng nghề truyền thống rất lạc hậu, không giúp gì cho sự phát triển của đất nước”. Để giúp N hiểu được phát triển làng nghề truyền thống là góp phần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Khẳng định các làng nghề truyền thống là có giá trị tinh thần và vật chất.
B. Không đồng ý với ý kiến của bạn vì thấy bạn hiểu như vậy là chưa đúng về nghề truyền thống.
C. Không đồng ý và giải thích cho N hiểu cần phải phát triển các làng nghề truyền thống.
D. Yêu cầu bạn phải tôn trọng các làng nghề truyền thống vì đây là một cách dễ làm giàu.
II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
1.1. Em hãy nêu ít nhất 4 việc làm thể hiện hợp tác cùng phát triển trong cuộc sống hằng ngày?
1.2. Tình huống: Khi thảo luận về hợp tác cùng phát triển, một bạn học sinh lớp 9.1 cho rằng: “Chỉ nên hợp tác với những nước mạnh về kinh tế, có nền khoa học công nghệ tiên tiến. Không nên hợp tác với những nước nghèo, còn lạc hậu.”
Hỏi: a. Theo em, bạn ấy đưa ra ý kiến đó đúng không? Tại sao?
 b. Em hãy nêu ý kiến của em về vấn đề trên?
Câu 2. (3,0 điểm) 
2.1. Theo em học sinh cần làm gì để trở thành người năng động sáng tạo?
2.2. Tình huống: Trong giờ học, M thường mang bài tập môn khác ra làm, trong lúc cô giáo đang giảng bài, môn mà bạn ấy cho là không quan trọng. Có bạn khen đó là cách làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Hỏi: a. Em tán thành ý kiến đó không? Vì sao? 
b. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ ứng xử như thế nào? 
---- HẾT ----

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_ma_de_a_nam.doc