Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân lớp 8 năm học 2014 - 2015 – Đề 1

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân lớp 8 năm học 2014 - 2015 – Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân lớp 8 năm học 2014 - 2015 – Đề 1
Trường THCS ĐỘC LẬP 	 	 ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN GDCD – LỚP 8
Họ - Tên:  NĂM HỌC 2014- 2015– ĐỀ 1
Lớp: 	 Ngày kiểm tra: /./2014 
	 (Học sinh làm bài trên tờ đề này)
"	
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
Câu 1: (2 điểm) 
Thế nào là giữ chữ tín(1đ)? Nêu 2 biểu hiện thể hiện việc không giữ chữ tín, 2 biểu hiện thể hiện việc giữ chữ tín(1đ)?
Câu 2: (2 điểm) 
Vì sao chúng ta phải có tính tự lập(1đ)? Nêu 1 biểu hiện thể hiện tính tự lập, 1 biểu hiện không thể hiện tính tự lập(1đ)?
Câu 3: (2 điểm) 
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến sau đây? Vì sao? 
a) Chỉ học hỏi những nước phát triển còn những nước đang phát triển thì không có gì để học. 
b) Chỉ có lao động trí óc mới đáng trân trọng còn lao động chân tay thì không đáng trân trọng. 
c) Lắng nghe ý kiến của mọi người. 
d) Luôn tự làm những việc có thể không trông chờ, dựa dẫm vào người khác. 
Câu 4: (3 điểm) 
Ở nhà An tất cả mọi công việc trong gia đình như nấu cơm, giặt đồ, quét nhà, lau nhà đều do bố mẹ An làm. An nghĩ rằng mình còn nhỏ, bố mẹ thương yêu và chăm sóc mình nên bố mẹ làm những việc đó còn mình chỉ cần ngoan ngoãn và học tốt là được rồi. 
a) Suy nghĩ của An là đúng hay sai(0.5đ)? Vì sao(1đ)? 
b) Nếu em là bạn của An thì em sẽ nói với An điều gì(1.5đ)? 
Câu 5: (1 điểm) 
Là học sinh, em chống lại các thói xấu trong học tập của mình như: “Thụ động, lười suy nghĩ, dựa dẫm vào bạn khi phát biểu ý kiến, học vẹt” như thế nào? 
--- HẾT ---
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
ĐỀ 1
Nội dung chủ đề 
Các cấp độ tư duy 
Biết
Hiểu 
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
1. Giữ chữ tín 
C1(1đ)
C1(1đ)
2. Tự lập 
C4(0.5đ)
C2(2đ)
C4(1đ)
C3(0.5đ)
C4(1.5đ)
3. Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác
C3(0.5đ)
4. Lao động tự giác và sáng tạo 
C3(0.5đ)
C5(1đ)
5. Tôn trọng người khác
C3(0.5đ)
Tổng số câu
2 câu
3 câu 
5 câu 
1 câu 
Tổng số điểm 
1.5 điểm
4 điểm 
3.5 điểm 
1 điểm
Tỉ lệ 
15%
40%
35%
10%
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Câu 1: (2 điểm) 
Thế nào là giữ chữ tín(1đ)? Nêu 2 biểu hiện thể hiện việc không giữ chữ tín, 2 biểu hiện thể hiện việc giữ chữ tín(1đ)?
TL: 
Giữ chữ tín là:
- Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.(0.5điểm)
- Biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau. (0.5điểm)
Biểu hiện không giữ chữ tín:
- Thất hẹn với người khác. (0.25điểm)
- Không giữ đúng lời hứa của mình. (0.25điểm)
 Biểu hiện giữ chữ tín:
- Đúng hẹn trong các mối quan hệ. (0.25điểm)
- Giữ đúng lời hứa. (0.25điểm)
 (HS trả lời theo suy nghĩ) 
Câu 2: (2 điểm) 
Vì sao chúng ta phải có tính tự lập(1đ)? Nêu 1 biểu hiện thể hiện tính tự lập, 1 biểu hiện không thể hiện tính tự lập(1đ)?
TL:
Vì sao phải có tính tự lập: 
- sẽ thành công trong cuộc sống. (0.5 điểm)
- Được mọi người yêu mến kính trọng. (0.5 điểm)
1 Biểu hiện thể hiện tính tự lập: 
- Tự rửa chén sau khi ăn(0.5 điểm)
1 biểu hiện không thể hiện tính tự lập: 
- Để ba mẹ chuẩn bị đồ cho mình trước khi đi học. (0.5 điểm) 
(HS trả lời theo suy nghĩ) 
Câu 3: (2 điểm) 
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến sau đây? Vì sao? 
a) Chỉ học hỏi những nước phát triển còn những nước đang phát triển thì không có gì để học. 
b) Chỉ có lao động trí óc mới đáng trân trọng còn lao động chân tay thì không đáng trân trọng. 
c) Lắng nghe ý kiến của mọi người. 
d) Luôn tự làm những việc có thể không trông chờ, dựa dẫm vào người khác. 
TL: 
a) Em không tán thành(0.25 điểm). Vì mỗi nước đều có những nét văn hoá riêng không giống nhau. Ơ những nước đang phát triển cũng có những cái hay mà chúng ta cần phải học hỏi ở họ. (0.25 điểm). (HS suy nghĩ và trả lời) 
b) Không tán thành(0.25 điểm) vì lao động trí óc và lao động chân tay đều đáng trân trọng như nhau vì dù là lao động trí óc hay lao động chân tay thì cũng đều là cống hiến sức lực của mình cho xã hội cho đất nước. (0.25 điểm).
c) Tán thành (0.25 điểm).. Vì đây là việc làm thể hiện sự tôn trọng người khác. (0.25 điểm). 
d) Tán thành (0.25 điểm). Vì đây là việc làm thể hiện sự tự lập.(0.25 điểm) 
Câu 4: (3 điểm) 
Ở nhà Hùng tất cả mọi công việc trong gia đình như nấu cơm, giặt đồ, quét nhà, lau nhà đều do bố mẹ Hùng làm. Hùng nghĩ rằng mình còn nhỏ, bố mẹ thương yêu và chăm sóc mình nên bố mẹ làm những việc đó còn mình chỉ cần ngoan ngoãn và học tốt là được rồi. 
a) Suy nghĩ của Hùng là đúng hay sai(0.5đ)? Vì sao(1đ)? 
b) Nếu em là bạn của Hùng thì em sẽ nói với Hùng điều gì(1.5đ)? 
TL: 
a) Suy nghĩ của Hùng như vậy là sai.(0.5điểm) Vì suy nghĩ đó của Hùng thể hiện sự thiếu trách nhiệm của Hùng đối với gia đình của mình. Hùng Chưa làm tròn bổn phận của một người con trong gia đình mình. Ngoài ra suy nghĩ đó của Hùng cũng chứng tỏ rằng Hùng chưa có tính tự lập trong cuộc sống, chỉ biết dựa dẫm vào cha mẹ của mình.(1điểm). 
b) Khuyên bạn ngoài việc ngoan ngoãn, học tập tốt bạn cần phải dành thời gian phụ giúp ba mẹ những công việc phù hợp trong gia đình để ba mẹ đỡ vất vả hơn và đồng thời cũng giúp bạn rèn luyện được tính tự lập. (1.5điểm) 
Câu 5: (1 điểm) 
Là học sinh, em chống lại các thói xấu trong học tập của mình như: “Thụ động, lười suy nghĩ, dựa dẫm vào bạn khi phát biểu ý kiến, học vẹt” như thế nào? 
TL: 
Bản thân mỗi học sinh cần phải tự rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, có nghị lực vươn lên trong học tập, không vội vàng nản chí, bỏ cuộc, xác định mục đích học tập của bản thân, xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân, thực hiện và kiểm tra việc học tập theo kế hoạch đã đặt ra 
(HS trả lời theo suy nghĩ) 
--- HẾT ---
Trường THCS ĐỘC LẬP 	 	 ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN GDCD – LỚP 8
Họ - Tên:  NĂM HỌC 2014- 2015– ĐỀ 2 
Lớp: 	 Ngày kiểm tra: /./2014 
	 (Học sinh làm bài trên tờ đề này)
"	
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
Câu 1: (2 điểm) 
Thế nào là liêm khiết(1đ)? Em hãy nêu 2 biểu hiện thể hiện sự liêm khiết và 2 biểu hiện thể hiện sự không liêm khiết(1đ)? 
Câu 2: (2 điểm) 
Vì sao phải tuân thủ pháp luật và kỉ luật(1đ)? Nêu 1 biểu hiện thể hiện sự tuân thủ kỉ luật, 1 biệu hiện thể hiện sự tuân thủ pháp luật(1đ)? 
Câu 3: (2 điểm)
Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau đây? Vì sao? 
a) Giữ chữ tín là giữ lời hứa.
b) Điều khiển xe gắn máy không đội nón bảo hiểm là vi phạm kỉ luật.
c) Xếp hàng trật tự khi mua vé vào cổng ở khu vui chơi.
d) Bạn bè thì phải bao che cho nhau. 
Câu 4: (3 điểm) 
Trong giờ học một bạn đã vô tình ném phấn trúng vào người thầy giáo, thầy muốn biết ai đã gây ra chuyện đó? Cả lớp chỉ ngồi im. Thầy rất buồn. 
a) Hành động của các bạn trong lớp như vậy là đúng hay sai(0.5đ)? Vì sao(1đ)? 
b) Nếu em là một học sinh trong lớp, em sẽ làm gì(1.5đ)? 
Câu 5: (1 điểm) 
Hiện nay, tình trạng tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn do nhiều nguyên nhân( đường sá chật hẹp, dân số đông, xe máy nhiều, ý thức người dân kém) theo em nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao?
--- HẾT ---
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
ĐỀ 2
Nội dung chủ đề 
Các cấp độ tư duy 
Biết
Hiểu 
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
1. Liêm khiết
C1(1đ)
C1(1đ)
2. Pháp luật và kỉ luật 
C2(2đ) 
C3(0.5đ)
C5(1đ) 
3. Giữ chữ tín 
C3(0.5đ)
4. Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh 
C3(0.5đ)
5. Tôn trọng người khác
C4(0.5đ)
C4(1đ)
C3(0.5đ)
C4(1.5đ)
Tổng số câu
2 câu
3 câu 
5 câu 
1 câu 
Tổng số điểm 
1.5 điểm
4 điểm 
3.5 điểm 
1 điểm
Tỉ lệ 
15%
40%
35%
10%
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Câu 1: (2 điểm) 
Thế nào là liêm khiết? Em hãy nêu 2 biểu hiện thể hiện sự liêm khiết và 2 biểu hiện thể hiện sự không liêm khiết? 
TL: 
Liêm khiết: là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện: (0.25 điểm)
- Lối sống trong sạch. (0.25 điểm)
- Không ham danh lợi. (0.25 điểm)
- Không bận tâm những tính toán nhỏ nhan, ích kỉ. (0.25 điểm)
Biểu hiện thể hiện sự liêm khiết: 
- Lượm được của rơi trả cho người mất. (0.25 điểm/biểu hiện)
- Không tham ô, không nhận hối lộ của người khác để làm những việc sai trái 
Biểu hiện thể hiện sự không liêm khiết:
- Làm bất cứ việc gì để để đạt được mục đích. (0.25 điểm/biểu hiện)
- Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi
(HS trả lời theo suy nghĩ)
Câu 2: (2 điểm) 
Vì sao phải tuân thủ pháp luật và kỉ luật? Nêu 1 biểu hiện thể hiện sự tuân thủ kỉ luật, 1 biệu hiện thể hiện sự tuân thủ pháp luật? 
TL:
Vì sao phải tuân thủ pháp luật và kỉ luật :
- Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất hành động. (0.5 điểm) 
- Xác định trách nhiệm và quyền lợi của mọi người. (0.25 điểm)
- Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo hướng chung. (0.25 điểm) 
1 biểu hiện thể hiện sự tuân thủ kỷ luật: (0.5đ) 
- luôn đến trường đúng giờ. (HS suy nghĩ và trả lời) 
1 biểu hiện thể hiện sự tuân thủ pháp luật:(0.5đ) 
- Tuân thủ luật giao thông.(HS suy nghĩ và trả lời) 
Câu 3: (2 điểm)
Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau đây? Vì sao? 
a) Giữ chữ tín là giữ lời hứa.
b) Điều khiển xe máy không đội nón bảo hiểm là vi phạm kỉ luật.
c) Xếp hàng trật tự khi mua vé vào cổng ở khu vui chơi.
d) Bạn bè thì phải bao che cho nhau. 
TL:
a) Không tán thành (0.25điểm). Vì giữ chữ tín không chỉ là giữ lời hứa mà còn phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, đúng hẹn trong các mối quan hệ. (0.25điểm) 
b) Không tán thành (0.25điểm). Vì lái xe không đội nón bảo hiểm là vi phạm pháp luật vì luật giao thông do nhà nước đặt ra. (0.25điểm).
c) Tán thành (0.25điểm). Vì việc xếp hàng trật tự mua vé vào cổng thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và tôn trọng người khác. Người đến trước thì phải được mua trước. (0.25điểm).
d) Không tán thành (0.25điểm). Vì chúng ta chỉ bảo vệ bạn khi bạn làm đúng ngược lại khi bạn làm điều sai trái thì chúng ta không được bao che cho bạn. (0.25điểm).
(HS giải thích theo suy nghĩ)
Câu 4: (3 điểm) 
Trong giờ học một bạn đã vô tình ném phấn trúng vào người thầy giáo, thầy muốn biết ai đã gây ra chuyện đó? Cả lớp chỉ ngồi im. Thầy rất buồn. 
a) Hành động của các bạn trong lớp như vậy là đúng hay sai(0.5đ)? Vì sao(1đ)? 
b) Nếu em là một học sinh trong lớp, em sẽ làm gì(1.5đ)? 
TL: 
a) Hành động của các bạn trong lớp như vậy là sai.(0.5điểm) vì các bạn biết bạn đã ném phấn trúng thầy mà các bạn không báo cho thầy biết như vậy là các bạn đã không tôn trọng thầy cô của mình, không tôn trọng lẽ phải(1điểm). 
b) Nếu em là một học sinh trong lớp em sẽ yêu cầu bạn đã ném phấn trúng thầy tự giác đứng lên nhận lỗi với thầy.(1.5điểm)
Câu 5: (1 điểm) 
Hiện nay, tình trạng tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn do nhiều nguyên nhân( đường sá chật hẹp, dân số đông, xe máy nhiều, ý thức người dân kém) theo em nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao?
TL: 
Nguyên nhân quan trọng nhất là do ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn kém, chưa có sự tự giác tuân thủ luật giao thông. Mọi người không chịu nhường nhịn nhau mà đa phần là lấn tuyến, chen lấn vào phần đường ngược chiều gây ra ách tắc giao thông. (1 điểm)
LỊCH THI HKI
MÔN GDCD – KHỐI 8 
T3
T4
T7
1
2
8/4
3
4
5
Buổi chiều 
1
2
8/9
3
8/3
4
5
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
MÔN GDCD – LỚP 8 - HKI 
Câu 1: Thế nào là liêm khiết? Biểu hiện thể hiện sự liêm khiết? Vì sao phải có sự liêm khiết? Ca dao – tục ngữ?
Liêm khiết: là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện: 
- Lối sống trong sạch. 
- Không ham danh lợi.
- Không bận tâm những tính toán nhỏ nhan, ích kỉ. 
Biểu hiện: 
- Lượm được của rơi trả cho người mất. 
- Không tham ô, không nhận hối lộ của người khác để làm những việc sai trái
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. 
- Luôn kiên trì, phấn đấu vươn lean nhằm đạt kết quả tốt.
Vì sao phải có sự liêm khiết: 
- Sống thanh thản, sống có trách nhiệm. 
- Nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người. 
- Xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. 
Ca dao – tục ngữ:
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Áo rách cốt cách người thương. 
Câu 2: Thế nào là giữ chữ tín? Biểu hiện thể hiện việc giữ chữ tín? Vì sao phải giữ chữ tín? Cách thức rèn luyện? ca dao – tục ngữ? 
Giữ chữ tín là:
- Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình;
- Biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
Biểu hiện: 
- Đúng hẹn trong các mối quan hệ. 
- Giữ lời hứa. 
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Khi làm sai biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm
Vì sao phải Giữ chữ tín :
- Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người;
- Dễ dàng đoàn kết và hợp tác với nhau.
Rèn luyện: 
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần phải :
Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình;
Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.
Ca dao – tục ngữ:
- Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay. 
- Một lần bất tín, vạn lần bất tin. 
Câu 3: Thế nào là pháp luật? Thế nào là kỉ luật? Qui định của tập thể phải như thế nào với pháp luật? Vì sao phải tuân thủ pháp luật và kỉ luật? Cách thức rèn luyện để trở thành người tuân thủ pháp luật và kỉ luật? Ca dao – tục ngữ?
Pháp luật và kỉ luật:
Pháp luật
Kỉ luật
- Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc. 
- Do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 
- Là những quy định, qui ước của một cộng đồng, một tập thể nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất và chặt chẽ. 
Qui định của một tập thể: 
- Phải tuân theo qui định của pháp luật 
- Không được trái với pháp luật. 
Vì sao phải tuân thủ pháp luật và kỉ luật :
- Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất hành động. 
- Xác định trách nhiệm và quyền lợi của mọi người. 
- Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo hướng chung. 
Rèn luyện: 
- Học sinh cần tự giác thực hiện đúng qui định của nhà trường, cộng đồng và pháp luật của nhà nước.
Ca dao – tục ngữ:
- Quân pháp bất vị thân. 
- Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. 
Câu 4: Thế nào là tự lập? Biểu hiện của sự tự lập? Vì sao chúng ta phải có tính tự lập? Cách thức rèn luyện để trở thành người có tính tự lập? ca dao – tục ngữ? 
Tự lập là:
- Tự làm lấy, tự giải quyết lấy công việc, tự tạo dựng cuộc sống của mình. 
- Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác. 
Biểu hiện: 
- sự tự tin, bản lĩnh cá nhân trước khó khăn thử thách. 
- Có ý chí, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. 
Vì sao phải có tính tự lập: 
- sẽ thành công trong cuộc sống.
- Được mọi người yêu mến kính trọng.
 Rèn luyện: 
- Trong công việc, học tập và sinh hoạt hằng ngày. 
Ca dao – tục ngữ:
- Muốn ăn thì lăn vào bếp. 
- Có khó mới có miếng ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho 
Câu 5: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau đây? Vì sao? 
a) Giữ chữ tín là giữ lời hứa.
b) Lái xe vượt quá tốc độ cho phép là vi phạm kỉ luật.
c) Xếp hàng trật tự khi mua vé vào cổng ở khu vui chơi.
d) Bạn bè thì phải bao che chao nhau. 
e) ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo. 
Câu 6: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến sau đây? Vì sao? 
a) Chỉ học hỏi những nước phát triển còn những nước đang phát triển thì không có gì để học. 
b) Chỉ có lao động trí óc mới đáng trân trọng còn lao động chân tay thì không đáng trân trọng. 
c) Lắng nghe ý kiến của mọi người. 
d) Luôn tự làm những việc có thể không trông chờ, dựa dẫm vào người khác. 
e) Khi mắc khuyết điểm thì cứ nhận lỗi và hứa sửa chữa còn làm được hay không lại là chuyện khác.
Câu 7: Trong giờ học một bạn đã huýt sáo trong lớp, thầy muốn biết ai đã gây ra chuyện đó? Cả lớp chỉ ngồi im. Thầy rất buồn. 
a) Hành động của các bạn trong lớp như vậy là đúng hay sai? Vì sao? 
b) Nếu em là một học sinh trong lớp, em sẽ làm gì?
Câu 8: Đêm đã khuya (23 giờ), Lân vẫn bật nhạc to, bác Hồng chạy sang bảo: “ cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ.”
a) Hành động của Lân là đúng hay sai? Vì sao? 
b) Nếu là em thì em sẽ xử sự như thế nào? 
Câu 9: Ở nhà Hân tất cả mọi công việc trong gia đình như nấu cơm, giặt đồ, quét nhà, lau nhà đều do bố mẹ Hân làm. Hân nghĩ rằng mình còn nhỏ, bố mẹ thương yêu và chăm sóc mình nên bố mẹ làm những việc đó còn mình chỉ cần ngoan ngoãn và học tốt là được rồi. 
a) Hành động của Hân là đúng hay sai? Vì sao? 
b) Nếu là bạn của Hân thì em sẽ nói với Hân điều gì? 
-- HẾT ---

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd8.DL.doc