Trường THCS ĐỘC LẬP ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN GDCD – LỚP 6 Họ - Tên: NĂM HỌC 2014- 2015 Lớp - SBD: Ngày kiểm tra: /./2014 (Học sinh làm bài trên tờ đề này) " ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN Câu 1: (2 điểm) Em hiểu như thế nào là lễ độ(1đ)? Em hãy nêu những biểu hiện thể hiện sự lễ độ trong cuộc sống hằng ngày mà em biết(1đ)?(học sinh nêu 4 biểu hiện) Câu 2: (2 điểm) Vì sao chúng ta phải xác định mục đích học tập(1đ)? Em hãy nêu những nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh(1đ)? Câu 3: (3 điểm) Cho biết ý kiến nhận xét của em về các hành vi sau đây? a) Mỗi buổi sáng Đông đều tập thể dục. b) Gặp bài tập khó là Nam bỏ không làm. c) Đi xe đạp tới cổng trường, xuống xe rồi dắt vào sân trường. " Câu 4: (2 điểm) Hà là một học sinh lớp 6B luôn vui vẻ, cởi mở, quan tâm và giúp đỡ bạn bè (nhất là đối với những bạn trong lớp có học lực còn kém). Nhiều bạn quý mến Hà nhưng cũng có bạn cho Hà là “không bình thường” vì hay mất thời gian làm những việc mà theo họ không mang lại lợi ích gì cho mình? Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao? Câu 5: (1 điểm) Theo em câu ca dao sau đây nói lên đức tính gì của con người? “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” --- HẾT--- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung chủ đề Các cấp độ tư duy Biết Hiểu Vận dụng ở mức độ thấp Vận dụng ở mức độ cao 1. Lễ độ C1(1đ) C1(1đ) 2. Mục đích học tập của học sinh C2(2đ) 3. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể C3(1đ) 4. Siêng năng, kiên trì C3(1đ) 5. Tôn trọng kỉ luật C3(1đ) 6. Sống chan hòa với mọi người C4(0.5đ) C4(1.5đ) 6. Lịch sự tế nhị C5(1đ) Tổng số câu 1 câu 2 câu 4 câu 1 câu Tổng số điểm 1 điểm 3.5 điểm 4.5 điểm 1 điểm Tỉ lệ 10% 35% 45% 10% ĐÁP ÁN KIỂM TRA HKI – LỚP 6 Môn: GDCD – Năm học: 2014 – 2015 Câu 1: (2 điểm) Em hiểu như thế nào là lễ độ(1đ)? Em hãy nêu những biểu hiện thể hiện sự lễ độ trong cuộc sống hằng ngày mà em biết(1đ)?(học sinh nêu 4 biểu hiện). TL: Lễ độ: là cách cư xử đúng mực khi giao tiếp.(1đ) 4 biểu hiện thể hiện sự lễ độ trong cuộc sống hằng ngày: - Khi đi học về gặp người lớn trong nhà thì phải chào - Nói chuyện với người lớn thì phải dạ, thưa...(0,25đ/biểu hiện) Câu 2: (2 điểm) Vì sao chúng ta phải xác định mục đích học tập(1đ)? Em hãy nêu những nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh(1đ)? TL: Xác định mục đích học tập: thì chúng ta mới có thể học tập tốt.(1đ) Nhiệm vụ chủ yếu của học sinh: - Rèn luyện đạo đức.(0.5đ) - Tự giác, sáng tạo trong học tập.(0.25đ) - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. (0.25đ) Câu 3: (3 điểm) Cho biết ý kiến nhận xét của em về các hành vi sau đây? a) Mỗi buổi sáng Đông đều tập thể dục. b) Gặp bài tập khó là Nam bỏ không làm. c) Đi xe đạp tới cổng trường, xuống xe rồi dắt vào sân trường TL a) Bạn Đông là người biết tự chăm sóc và rèn thân thể của mình đồng thời bạn cũng là người siêng năng, kiên trì.(1đ) b) Việc làm đó của Nam chứng tỏ Nam là người không có sự siêng năng, kiên trì.(1đ) c) Đây là việc làm thể hiện sự tôn trọng kỉ luật của nhà trường.(1đ) Câu 4: (2 điểm) Hà là một học sinh lớp 6B luôn vui vẻ, cởi mở, quan tâm và giúp đỡ bạn bè (nhất là đối với những bạn trong lớp có học lực còn kém). Nhiều bạn quý mến Hà nhưng cũng có bạn cho Hà là “không bình thường” vì hay mất thời gian làm những việc mà theo họ không mang lại lợi ích gì cho mình? Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao? TL Em không đồng ý với ý kiến trên(0.5đ). Hà là một người biết sống chan hòa với mọi người. Đây là lối sống tích cực đem lại lợi ích cho bản thân, cho bạn bè và cho tập thể.(1.5đ) Câu 5: (1 điểm) Theo em câu ca dao sau đây nói lên đức tính gì của con người? “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” TL:Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết nói năng một cách lịch sự tế nhị với mọi người trong giao tiếp hằng ngày.(1đ) ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD6 – HKI I. Lý thuyết: Câu 1: Thế nào là lễ độ? Vì sao chúng ta phải có sự lễ độ? TL: Lễ độ: là cách cư xử đúng mực khi giao tiếp. Chúng ta phải có sự lễ độ vì: - Giúp quan hệ với mọi người trở nên tốt đẹp hơn. - Xã hội văn minh tiến bộ. Câu 2: Tôn trọng kỉ luật là gì? Vì sao phải có sự tôn trọng kỉ luật? TL: Tôn trọng kỉ luật: là biết tự giác chấp hành những quy định chung ở mọi lúc, mọi nơi. - Chấp hành sự phân công của tập thể. Phải có sự tôn trọng kỉ luật vì: - Duy trì nề nếp kỉ cương của gia đình và xã hội. - Bảo vệ lợi ích của cộng đồng và bản thân. Câu 3: Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Tại sao phải chan hòa với mọi người? TL: Sống chan hòa: là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người, sẵn sáng tham gia các hoạt động chung có ích. Phải có sự chan hòa vì: - Được mọi người quý mến, giúp đỡ. - Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Câu 4: Mục đích học tập đúng đắn của học sinh là gì? Nhiệm vụ quan trọng của học sinh hiện nay? Việc xác định mục đích học tập có ý nghĩa như thế nào? TL: Mục đích học tập của học sinh là: - Phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt. - Có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp. - Góp phần xây dựng quê hương đất nước. Nhiệm vụ quan trọng của học sinh: - Rèn luyện đạo đức. - Tự giác, sáng tạo trong học tập. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. xác định mục đích học tập: thì chúng ta mới có thể học tập tốt. II. Bài tập: Giờ ra chơi, Lan đang đá cầu với bạn, chợt một cái nút áo tuột ra, vài bạn nhìn thấy liền cười chế nhạo. Huệ ra hiệu cho các bạn không được cười và kéo Lan ra xa, ghé vào tai Lan nói thầm: “Áo bạn bị tuột nút, nhưng cò lẽ không ai để ý đâu?” Lan hơi ngượng và đỏ mặt. “Cám ơn bạn”. a/ Em có nhận xét gì về việc làm của Huệ và các bạn khác? b/ Nếu em là Lan, em sẽ có suy nghĩ như thế nào trước việc làm của Huệ? TL: 2. Vì sao chúng ta phải biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sĩ, thương binh? Ông bà, cha mẹ: Thầy cô giáo Người giúp đỡ Anh hùng, liệt sĩ, thương binh Em hãy nêu 03 hành vi thể hiện sự lễ độ? 3. Hà là một học sinh lớp 6B luôn vui vẻ, cởi mở, quan tâm và giúp đỡ bạn bè (nhất là đối với những bạn trong lớp có học lực còn kém). Nhiều bạn quý mến Hà nhưng cũng có bạn cho Hà là “hâm” vì hay mất thời gian làm những việc mà theo họ không mang lại lợi ích gì cho mình? Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao? Em hãy nêu 03 hành vi thể hiện sự biết ơn? 4. Khi gặp việc khó, bài tập khó, môn học khó, đi học xa, em sẽ làm gì? 5. Hà và Quân rủ nhau đi xem phim. Trong lúc xem phim, Hà nói chuyện rất to. Quân ghé sát vào tai nhắc nhở bạn nhưng Hà lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: “Việc gì phải nói nhỏ chứ!” Em hãy nhận xét những hành vi, cử chỉ của Quân và Hà trong tình huống trên. 6. Vào lớp 6 đã gần 4 tháng nhưng Lan rất ít tham gia các hoạt động của lớp, ít khi nói chuyện và vui chơi cùng với bạn bè. Em có nhận xét gì về Lan. 7. Em hãy nêu 03 hành vi thể hiện sự tôn trọng kỉ luật của nhà trường? 8. Em đã làm gì để sống chan hòa với mọi người?
Tài liệu đính kèm: