Đề kiểm tra học kì 1 – năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn – lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1014Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 – năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn – lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì 1 – năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn – lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN 1 (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
	“Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
	- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
	- Quê anh ở đâu thế? – Họa sĩ hỏi.
	- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”
 (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, trang 185)
Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên nói với ai, trong tình huống nào? (1 điểm)
“Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ...”
Ở câu trên, từ “mắt”, “chân” dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0.5 điểm)
Tìm ví dụ cho mỗi từ “mắt”, “chân” dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. (0.5điểm)
Tên truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” gợi ra cho em điều mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện là gì? (1 điểm)
Trong đoạn văn trên, anh thanh niên nói: “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.”, em hiểu gì về niềm hạnh phúc của anh thanh niên? (1 điểm)
Trình bày quan niệm của em về hạnh phúc. (2 điểm)
PHẦN 2 (4 điểm)
	“Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.”
	Hãy kể lại một trong những bài học đáng giá nhất mà em đã có trong cuộc sống và hãy giải thích vì sao em nhận thấy nó có giá trị.
-------------HẾT------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 8
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 -2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
PHẦN 1: (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
 Nhân vật anh thanh niên nói với ông họa sĩ và cô kĩ sư. (0.5 đ)
 Trả lời đúng: tình huống ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn – Sa Pa ( 0,5 đ)
 ( Các trường hợp khác, giám khảo xem xét chấm điểm)
Câu 2: (1 điểm)
 Từ “mắt”, “chân” dùng với nghĩa gốc (0.5 đ)
Tìm ví dụ đúng cho mỗi từ “mắt”, “chân” dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ.( 0.5đ) 
Ví dụ: mắt bão, mắt khóm,...
 Chân mây, chân sút bóng của đội tuyển bóng đá, ...
 ( Các trường hợp khác, giám khảo xem xét chấm điểm)
Câu 3: ( 1 điểm) 
	Điều mà tác giả muốn gửi gắm: lặng lẽ chỉ là cái không khí bề ngoài của cảnh vât, cái không lặng lẽ ở bên trong chính là ở sự làm việc, ở suy nghĩ của những con người lao động tại nơi đây: cống hiến lặng lẽ, âm thầm cho sự nghiệp chung ...
( Các trường hợp khác, giám khảo xem xét chấm điểm)
Câu 4: ( 1 điểm)
 Anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc vì anh đã góp phần phát hiện đám mây khô giúp không quân ta hạ được máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm vui được cống hiến, được làm việc có ích cho đất nước ; đã lập chiến công có thể thi đua cùng người cha đang trực tiếp tham gia chiến đấu. Niềm hạnh phúc của anh than niên là được cùng sống, cùng làm việc với những người thân yêu nhất vì mục đích cao cả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
( Các trường hợp khác, giám khảo xem xét chấm điểm)
Câu 5: ( 2 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
Bài làm đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
Yêu cầu về kiến thức:
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Quan niệm của em về hạnh phúc
0.25 
- Giải thích: quan niệm hạnh phúc.
- Sống thế nào là hạnh phúc ?
( Quan niệm ấy phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh sống hiện tại)
+ Hạnh phúc là yêu thương và được yêu thương những người thân xung quanh mình: gia đình, bạn bè ... ( Lí lẽ - Dẫn chứng)
+ Hạnh phúc là sống có ý nghĩa ... ( Lí lẽ - Dẫn chứng)
- Xây dựng quan niệm sống đúng ...
- Phê phán..
 ( HS được trình bày ý kiến riêng của bản thân nhưng cần có lí lẽ thuyết phục)
1.5
- Rút ra bài học nhận thức và rèn luyện thái độ sống đúng đắn ...
0.25
( Các trường hợp khác, giám khảo xem xét chấm điểm)
PHẦN 2: (4 điểm)
Yêu cầu: 
a. Kiểu bài: Tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
	b. Nội dung: Kể lại một trong những bài học đáng giá nhất mà em đã có trong cuộc sống và hãy giải thích vì sao em nhận thấy nó có giá trị.
- Giới thiệu một trong những bài học đáng giá nhất mà em đã có trong cuộc sống
 - Kể diễn biến của sự việc ( có kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)...
- Giải thích vì sao em nhận thấy nó có giá trị?
	- Cảm nghĩ chung của bản thân ...
c. Bố cục: rõ ràng, hợp lí.
d. Diễn đạt: mạch lạc.
Cách cho điểm:
4 điểm: Bài làm đúng thể loại, đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài, bố cục hợp lí, diễn đạt mạch lạc.
3 điểm: Bài làm đúng thể loại, đáp ứng yêu cầu của đề bài ở mức độ khá, bố cục rõ ràng, diễn đạt khá mạch lạc.
2 điểm: Bài làm đúng thể loại, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề, bố cục rõ ràng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
Dưới 2 điểm: Bài làm có nội dung sơ sài, diễn đạt lan man, dài dòng.
1 điểm: Bài làm lạc đề.
0 điểm: Bỏ giấy trắng.
------Hết------

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9.doc