Đề kiểm tra học kì 1 môn: Sinh học năm học: 2014 – 2015 thời gian làm bài: 45 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn: Sinh học năm học: 2014 – 2015 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì 1 môn: Sinh học năm học: 2014 – 2015 thời gian làm bài: 45 phút
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN PHÚ NHUẬN
Trường THCS Cầu Kiệu
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: SINH HỌC
NĂM HỌC: 2014 – 2015
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
Câu 1: Nêu cấu tạo, di chuyển, sinh sản và phát triển của châu chấu? (3đ)
Câu 2: Nêu ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm và chúng ta phải làm gì để bảo vệ chúng không bị tuyệt chủng? (2đ)
Câu 3: Trình bày những đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh? (nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản) (3đ)
Câu 4: Vì sao gọi trai sông là nhà máy lọc nước? (2đ)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 
MÔN SINH HỌC
NỘI DUNG
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG CỘNG
Chương III: CÁC NGÀNH GIUN
Bài 11: Sán lá gan
Câu 3 (3đ)
3 đ
Chương IV: NGÀNH THÂN MỀM
Bài 18: Trai sông
Câu 4(2đ)
4 đ
Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
Câu 2 (2đ)
Chương V: NGÀNH CHÂN KHỚP
Bài 26: Châu chấu
Câu 1 (3đ)
3đ
TỔNG CỘNG
3 đ
5 đ
2 đ
10 đ
ĐÁP ÁN
Câu 1: NÊU CẤU TẠO, DI CHUYỂN, SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHÂU CHẤU? (3điểm)
Trả lời:
Cấu tạo ngoài: cơ thể chia làm 3 phần: (0.5đ) 
 + Đầu: râu, mắt kép, cơ quan miệng.
 + Ngực: chân, cánh.
 + Bụng: lỗ thở.
Cấu tạo trong: (0.75đ)
 + Hệ tiêu hóa phân hóa gồm: miệng, hầu, diều, dạ dày, ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày, ruột sau, trực tràng, hậu môn.
 + Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở 2 bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt.
 + Hệ tuần hoàn: tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng, hệ mạch hở.
 + Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.
Di chuyển: có 3 cách: (0.75đ)
 + Bò trên cây bằng 3 đôi chân
 + Nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau.
 + Nhảy rồi bay bằng cánh nếu di chuyển xa.
Sinh sản: châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống, đẻ trứng dưới đất tạo thành ổ. (0.5đ)
Phát triển: trứng nở ra châu chấu non giống con trưởng thành nhưng nhỏ và chưa đủ cánh, phải lột xác nhiều lần mới trở thành con trường thành. Đó là hình thức biến thái không hoàn toàn. (0.5)
Câu 2: NÊU Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGÀNH THÂN MỀM VÀ CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ CHÚNG KHÔNG BỊ TUYỆT CHỦNG? (2đ)
Trả lời: 
Có lợi: + Làm thức ăn cho các đông vật khác
(1đ) + Làm thực phẩm cho con người.
 + Làm đồ trang sức, vật trang trí
 + Làm sạch môi trường nước
 + Có giá trị xuất khẩu
 + Có giá trị về mặt địa chất.
Có hại: + Gây hại cho cây trồng.
(0.5đ) + Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán.
Biện pháp bảo vệ: có kế hoạch khai thác hợp lí, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, có biện pháp nuôi thêm các loài thân mềm cung cấp thực phẩm cho con người. (0.5đ)
Câu 3: TRÌNH BÀY NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁN LÁ GAN THÍCH NGHI VỚI ĐỜI SỐNG KÍ SINH? (nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản) (3 điểm)
Trả lời: 
Nơi sống: kí sinh ở gan và mật trâu, bò. (0.25đ)
Cấu tạo: cơ thể hình lá dài 2 – 5cm, dẹp, màu đỏ máu. Mắt và lông bơi tiêu giảm nhưng các giác bám phát triển. (0.5đ)
Di chuyển: nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh. (0.5đ)
Dinh dưỡng: dùng 2 giác bám để bám chắc vào nội tạng vật chủ, hầu có cơ khỏe giúp miệng Bhút chất dinh dưỡng rồi đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, chưa có hâu môn. (0.5đ)
Cơ quan sinh dục: lưỡng tính gồm cơ quan sinh dục đực và cái, phần lớn chúng có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt. (0.5đ)
Sán lá gan trưởng thành kí sinh ở gan bò
Vòng đời: sán lá gan đẻ nhiều trứng mỗi ngày. (0.75đ)
Bò ăn cỏ
Cây cỏ có kén sán
Kén sán
ấu trùng có đuôi
ấu trùng trong ốc
Trứng sán
Câu 4: VÌ SAO GỌI TRAI SÔNG LÀ NHÀ MÁY LỌC NƯỚC? (2điểm)
Trả lời: Vì cách dinh dưỡng đặc biệt của trai là: 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra động lực chính để hút nước mang theo thức ăn (là vụn hữu cơ và động vật nguyên sinh) vào khoang áo để lọc lấy thức ăn và thải nước sạch ra ngoài nên gọi trai sông là nhà máy lọc nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh7.CK.doc